10.30.2014

HOA KỲ MONG MUỐN HỢP TÁC TOÀN DIỆN VỚI VIỆT NAM NÓI CHUNG VÀ DAK LAK NÓI RIÊNG

Sáng 27-10, tại trụ sở UBND tỉnh, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Y Dhăm Ênuôl cùng lãnh đạo các sở, ngành đã có buổi tiếp và làm việc với bà Rena Bitter, Tổng Lãnh sự Hoa Kỳ tại TP. Hồ Chí Minh cùng Đoàn công tác nhân chuyến thăm và làm việc tại Dak Lak.
 
Quang cảnh buổi làm việc
Quang cảnh buổi làm việc
Tại buổi tiếp, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Y Dhăm Ênuôl đã giới thiệu sơ lược với bà Rena Bitter và Đoàn công tác những tiềm năng phát triển kinh tế của Dak Lak đang mời gọi đầu tư; một số lĩnh vực mà Đoàn quan tâm như: Y tế, giáo giục, phát triển năng lượng sạch… 
Dak Lak hiện có 971 trường học từ bậc mầm non đến THPT; 15 trung tâm giáo dục thường xuyên; 15 trường dân tộc nội trú; 175/184 xã, phường, thị trấn có trung tâm giáo dục cộng đồng; 8 trường trung cấp chuyên nghiệp; 4 trường cao đẳng; 2 trường đại học và nhiều các cơ sở, trung tâm đào tạo khác…  
Ông Y Dhăm giới thiệu
Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Y Dhăm giới thiệu các lĩnh vực kêu gọi đầu tư với Đoàn công tác
Mặc dù số lượng các trường nhiều, nhưng hiện tại tỉnh vẫn chưa có trung tâm giáo dục đào tạo có chất lượng cao. Theo ông Y Dhăm, đây là lĩnh vực mà tỉnh Dak Lak rất muốn hợp tác, nếu có đối tác liên kết để đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao thì rất tốt, không chỉ cho Dak Lak mà còn cả vùng Tây Nguyên. 
Đối với lĩnh vực Y tế, Dak Lak hiện có 22 bệnh viện, trong đó có 3 bệnh viện tư nhân và một Bệnh viện Đa khoa vùng Tây Nguyên đang được xây dựng với công suất 800 giường bệnh. Ngoài ra, tất cả các xã, phường, thị trấn trên địa bàn đều có trạm y tế để phục vụ khám chữa bệnh từ cơ sở. Tỉnh Dak Lak cũng đang rất mong muốn được hợp tác trên lĩnh vực này, đặc biệt là công tác đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao ngành Y tế cũng như trang thiết bị hiện đại phục vụ nhu cầu khám chữa bệnh cho nhân dân…
 
Bà
Bà Rena Bitter trao đổi với lãnh đạo tỉnh Dak Lak tại buổi làm việc
Thay mặt Đoàn công tác, bà Rena Bitter bày tỏ sự vui mừng và cảm ơn lãnh đạo tỉnh Dak Lak đã dành thời gian tiếp và làm việc với Đoàn; đồng thời chúc mừng những thành tựu trên các lĩnh vực phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, bảo đảm an ninh-quốc phòng của Dak Lak trong những năm qua. 
Theo bà Rena Bitter, những thông tin mà lãnh đạo tỉnh Dak Lak trao đổi với Đoàn là rất bổ ích để phía Hoa Kỳ có thể tìm được “tiếng nói chung” hướng đến việc hợp tác đầu tư trên nhiều lĩnh vực với Dak Lak. 
 
Ông Y Dhăm giới thiệu
Ông Y Dhăm (đứng giữa) trò chuyện với bà Rena Bitter (bìa phải)
Bà Rena Bitter nhấn mạnh: “Sang năm 2015 là kỷ niệm 20 năm ngày tái thiết lập quan hệ giữa Việt Nam - Hoa Kỳ. Đây là cột mốc quan trọng để tăng cường hơn nữa quan hệ hợp tác giữa hai Chính phủ, hai Nhà nước như tuyên bố chung của Chủ tịch Nước Trương Tấn Sang và Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama trong lần gặp gỡ mới đây. Phía Hoa Kỳ cũng luôn mong muốn có mối quan hệ thường xuyên hơn, gần gũi hơn để hợp tác phát triển toàn diện với Việt Nam nói chung và Dak Lak nói riêng”.
Việt Cường

10.13.2014

Giới thiệu & mời đầu tư vào dự án Hồ EaKao - Lâm viên EaKao - Sân golf EaKao, TP Buôn Ma Thuột

2
Nhằm tôn tạo, khai thác cảnh quan trong khu vực hồ Ea Kao kết hợp đầu tư xây dựng các công trình kiến trúc, văn hóa, phục vụ nhu cầu tham quan, nghỉ ngơi, vui chơi, giải trí. Thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk đang kêu gọi các nhà đầu tư trong nước và quốc tế đủ năng lực và muốn chung tay cùng thành phố nhằm đầu tư vốn để thay đổi cảnh quan thành phố, xứng đáng là thủ phủ du lịch của vùng đất Tây Nguyên nhiều bản sắc.
Đặc biệt với dự án khu du lịch Lâm viên Ea Kao (xã Ea Kao) là điểm nhấn nghiêng về tính du lịch nghỉ dưỡng cao cấp nhằm phục vụ du khách bốm phương. Với quần thể nghỉ dưỡng cao cấp như hệ thống resort, sân golf 18 lỗ cùng nhiều dịch vụ vui chơi, giải trí khác đã được chính quyền thành phố quy hoạch trên diện tích 850 ha là điểm đến hấp dẫn và lý tưởng trong bức tranh du lịch của Buôn Ma Thuột trong tương lai.
Hội doanh nhân Việt Nam tại Hoa Kỳ BAOOV-US rất vinh dự được đồng hành cùng tỉnh nhà trong việc kêu gọi vốn từ Hoa Kỳ để đầu tư cho các dự án trọng điểm của tỉnh.
Mặt nước...
Mặt nước rộng hơn 600 ha, Hồ Ea Kao là điều kiện thuận lợi để các nhà đầu tư xây dựng các sản phẩm du lịch sinh thái như du thuyền, lướt ván phục vụ du khách...

Nguồn: http://baoovus.com/

BAOOVUS kết nối với quỹ P80 Foundation cho các doanh nghiệp tại VN

2

Nhằm thực hiện tiêu chí: nâng đỡ làm bệ phóng cho các doanh nhân Việt Nam phát triển và phát triển bền vững BAOOV-US đã triển khai liên kết với những nguồn vốn hùng mạnh hàng đầu của Hoa Kỳ và thế giới.
Các nguồn vốn từ quỹ này sẵn sàng kết nối với các doanh nghiệp khi các dự án khởi động. Truyền thông BAOOVUS.com sẽ lần lượt giới thiệu một số nguồn đầu tư với hấp lực mạnh tới các doanh nghiệp.
Thủ tục đơn giản, kết nối nhanh chóng, đồng vốn đầu tư nhanh sinh ích và nảy nở giúp các doanh nghiệp thăng tiến mạnh mẽ và bền vững chính là mục đích của BAOOVUS.
Xin trân trọng giới thiệu nguồn vốn từ quỹ P80 của cự tổng thống BIL CLINTON cùng một số nguyên thủ quốc gia trên thế giới sáng lập:

THU HƯƠNG
Nguồn: http://baoovus.com/

10.10.2014

BAOOVUS hỗ trợ mạnh mẽ doanh nghiệp Việt mở văn phòng tại Hoa Kỳ

2



Ảnh: Thành phố cảng Baltimore nơi đặt tòa nhà Trung tâm Thương Mại VN - Doanh nghiệp Việt Nam thuê văn phòng tại Mỹ có thể được miễn phí 100%; được giảm thuế nhập khẩu, được miễn thuế trung chuyển; được hỗ trợ về mọi mặt trong quá trình thành lập và hoạt động với chi phí tối thiểu.
Tại trụ sở VCCI năm 2011, đại diện hiệp hội Doanh nhân Việt Nam ở nước ngoài và chi hội Doanh nhân Việt Nam tại Mỹ (BAOOV-US) đã chính thức công bố việc thành lập trung tâm thương mại Việt Nam (Vietnam Business Center – VBC) tại thành phố cảng biển Baltimore, bang Maryland (MD), Mỹ. Đây là một dự án lớn, có sự tham gia tích cực của BAOOV-US và đại sứ quán Việt Nam tại Mỹ, thương vụ Việt Nam tại Mỹ với sự hỗ trợ của tiểu bang MD và lãnh đạo thành phố Baltimore. Mục tiêu chính của dự án là hỗ trợ, khuyến khích và giúp đỡ các doanh nghiệp Việt Nam thiết lập sự hiện diện tại Mỹ, trực tiếp tham gia mở rộng thị trường để cung cấp hàng hoá, sản phẩm của Việt Nam vào Mỹ không qua trung gian.
Trên tinh thần phi lợi nhuận, VBC nhấn mạnh việc sẽ hỗ trợ, cung cấp mọi dịch vụ văn phòng cho các công ty Việt Nam trong quá trình tiến hành các thủ tục thành lập và trong suốt quá trình hoạt động tại Mỹ với tiêu chí ít tốn kém nhất và tối ưu nhất. Các hội viên của Baoov-US bao gồm các nhà doanh nghiệp lớn, các luật gia có uy tín đã làm việc lâu năm tại Mỹ… cũng sẵn sàng trợ giúp các công ty Việt Nam về mọi mặt: đăng ký hoạt động kinh doanh, gia hạn visa cho nhân viên làm việc tại Mỹ, đào tạo nhân viên kinh doanh và tiếp thị, tìm kiếm hợp đồng với các nhà nhập khẩu Mỹ… Baoov-US cho biết, hiện đã vận động được chính quyền bang MD cam kết “hỗ trợ 50% học phí giáo dục, đào tạo các nhân viên Việt Nam khi sang làm việc và học tập tại các trường đại học, cao đẳng trên địa bàn”. Không những vậy, doanh nghiệp Việt Nam khi đặt văn phòng đại diện tại VBC và đưa hàng hoá cập cảng Baltimore còn có cơ hội được giảm thuế hàng hoá với một “mức độ đặc biệt”; nếu là hàng hoá trung chuyển lên vùng Bắc Mỹ và sang Canada sẽ được miễn phí. Thống đốc bang MD, ngày hôm nay đang có mặt tại Hà Nội, cũng đã khẳng định với Baoov- US về dự định sẽ tổ chức một ngày trong năm là “Ngày hàng hoá Việt Nam” để ủng hộ các doanh nghiệp Việt Nam mở rộng thị trường, quảng bá thương hiệu và nâng cao sức cạnh tranh…
“Chúng tôi đã ở Mỹ và có công ty làm ăn nhiều năm thành công bên đó, nên có thể chắc chắn rằng xuất khẩu hàng hoá sang Mỹ không khó như nhiều người nghĩ, vì nếu biết cách thì dễ lắm. Trung Quốc đã có vài ba chục năm tiếp cận thị trường Mỹ, còn hàng hoá của ta lâu nay sang Mỹ đều phải qua trung gian, nên lợi nhuận thu về không còn bao nhiêu, nay ta bán trực tiếp hàng tại Mỹ thì có thể sẽ được mức giá tốt nhất!”, ông Calvin, giám đốc điều hành của VBC kể. Ông Hoàng Anh Tuấn – một đại diện của VBC cũng cho biết, VBC đã tìm hiểu số liệu tại bộ Công thương và được biết, nhiều doanh nghiệp trong nước đã tiếp cận thị trường Mỹ và thành công trong việc đưa hàng hoá sang bán tại đây, song đáng tiếc là do bán qua trung gian nên lợi nhuận thu về đã bị trừ mất… 75%!

10.09.2014

Viết cho cô gái yêu cà phê...

Tôi đã nghiện cà phê cũng như việc tôi nghiện em mất rồi. Tôi mất ngủ vì cà phê nhiều đêm và chính em – người con gái khiến kẻ ham ngủ như tôi lại mất ngủ triền miên vì yêu.

Trong tiết trời cuối thu dịu mát, se se lạnh như thế này được ngồi cạnh một quán nhỏ, khẽ nhấp ngụm cà phê để vị đắng của thức hạt có mùi hương quyến rũ hòa trộn trong vị ngọt ngào thơm lừng của sữa như thấy lòng mình bớt chênh vênh thì thật tuyệt. Bất chợt nhìn từng giọt cà phê rơi thật chậm rồi lắng đọng dưới đáy cốc giữa sáng mai ẩm ướt hơi sương, phố xưa vẫn đông người lại qua và Thu vẫn đang nhích dần về phía xa. Nén tiếng thở dài vào tận sâu trong lồng ngực, nơi mà không ít lần trái tim từng đau đáu nhớ thương về người con gái ấy. Người con gái yêu cà phê…
Người ta bảo rằng uống cà phê vào mất ngủ nhiều lắm, và một khi đã nghiện cái thức uống đậm đà này thì khó mà dứt ra được. Có anh bạn vui tính còn tỉ tê “ Yêu cà phê cũng khó dứt như khi yêu một người con gái, đặc biệt là người con gái đó cũng yêu cà phê”. Tôi đã yêu, yêu rất nhiều, nhưng không phải yêu nhiều người mà là yêu một người quá nhiều. Và có thể nói rằng em đã khiến tôi mất ngủ vì yêu, người con gái mà mỗi lần nhắc đến vị cà phê lại đắng chát nơi đầu lưỡi, rất khó nuốt nhưng vẫn cố uống cho bằng được.
Viết cho cô gái yêu cà phê 1
Sáng sớm ở Hà Nội có lẽ là quãng thời gian mà vòng quay của chiếc đồng hồ dường như chậm rãi hơn, từng mái phố còn chập chờn trong giấc ngủ cuối thu thanh bình vội gượng mở mắt đón những tia nắng đầu tiên đang buông mình trên vô vàn tán lá. Em bảo rằng uống cà phê không dễ vì nó còn có mối liên hệ với tâm trạng người thưởng thức và mục đích của nó là gì, cũng giống như khi nhâm nhi tách trà đặc đầu đông. Phải để cho bàn tay đánh xoay vòng ly cà phê để từng giọt sánh lại, hương vị của nó chỉ khẽ khàng xông vào sống mũi, nhấp một ngụm, đừng vội để trôi tuột ngay xuống cổ họng mà phải từ từ để cà phê tan chảy ngay đầu lưỡi. Cà phê đắng mới là cà phê ngon, và người thưởng thức thích cái đắng đó mới gọi là người mê cà phê…
Tôi không thích vị đắng của cà phê nhưng từ khi yêu em, chẳng hiểu sao cái hương vị này lại khiến tôi mê mẩn và thành thói quen trong thời gian dài. Thực sự uống cà phê không hề dễ với tôi, và điều này đúng với việc yêu em là một thử thách rất lớn với con tim thích khám phá này…
Tôi đã nghiện cà phê cũng như việc tôi nghiện em mất rồi. Tôi mất ngủ vì cà phê nhiều đêm và chính em – người con gái khiến kẻ ham ngủ như tôi lại mất ngủ triền miên vì yêu.
Người con gái yêu cà phê – người con gái mỗi lần tiết trời se lạnh những ngày cuối thu đầu đông chạm vào nỗi nhớ từ những ngày đã trôi đi rất xa ấy trái tim tôi lại thổn thức khi nhớ về em. Cà phê vẫn còn đọng lại trong li, đặc quánh, đen ngòm nhưng nguội lạnh và không còn đắng chát. Đơn giản và vì tôi chỉ trân trân nhìn từng giọt rơi xuống và đọng lại mãi dưới đáy mà không nhấp thêm ngụm nào. Tôi không thích uống cà phê một mình, nhưng cô gái đó lại thích ngồi một góc uống cà phê, sống cuộc sống của riêng em. Vì thế tôi và em sẽ mãi mãi đi trên hai con đường thẳng song song, nhìn thấy nhau, có thể mỉm cười với nhau nhưng mãi mãi chẳng thể chạm vào nhau.
Thu sắp sang ngang, gió bay về trời và rồi đông sẽ lững thững bước tới. Thèm được nhấp một ngụm cà phê ấm nóng, xuýt xoa đôi tay và lắng nghe phố hát khúc tình ca những ngày không em…
Phong Linh - Guu.vn


10.08.2014

Giới thiệu & mời đầu tư vào dự án Hồ Ea Tam - TP Buôn Ma Thuột

2

BAOOV-US rất vui mừng được góp tâm huyết và chút tâm sức để kêu gọi các nguồn đầu tư vào các dự án triển vọng và có tiềm năng lớn trong việc thay đổi diện mạo cho các địa phương.
Với dự án Hồ Ea Tam, các nhà lãnh đạo của tỉnh Đắc Lắk đã hướng tới một "hồ Hoàn Kiếm" đặc biệt giữa thủ phủ Tây Nguyên. Ngoài việc là điểm nhấn trung tâm của cảnh quan trung tâm TP. Hồ Ea Tam còn đóng vai trò điều hòa thiên nhiên khí hậu rất quan trọng với tỉnh, là nguồn nước dự trữ chiến lược cho thành phố Buôn Ma Thuột - thủ phủ của Tây Nguyên.
Một số hình ảnh lãnh đạo BAOOV-US làm việc với các đồng chí lãnh đạo tỉnh Đắk Lắk.
BAOOV-US cùng tham da hội thảo với các đoàn đại biểu đến từ Hà Nội các tỉnh miền Trung và các Sở, ngành liên quan tìm những giải pháp thúc đẩy sự phát triển ngành du lịch Ban Mê Thuột!
Nguồn: http://baoovus.com/

Khám phá Nhà dài truyền thống của người Êđê

2

Nhà dài truyền thống của người Êđê, Đắk Lắk là một phức hợp không gian kiến ​​trúc độc đáo, phản ánh đặc điểm của cuộc sống hàng ngày, tôn giáo - tâm linh, một sáng tạo của các ấn phẩm văn hóa vật chất vô cùng ấn tượng.
(Chuyên trang Dân tộc Việt) - Theo quan niệm cổ truyền người Ê-đê, nhà dài là nơi chung sống của đại gia đình theo chế độ mẫu hệ. Ngôi nhà thường xuyên được nối dài mỗi khi một thành viên nữ trong đại gia đình xây dựng gia thất. Người con trai lấy vợ sẽ đến ở nhà vợ và không có quyền hành gì.
Nhà dài truyền thống của người Ê Đê
Thông thường ngôi nhà dài của đồng bào dân tộc Ê-đê có từ 7 đếm 9 cặp vợ chồng chung sống. Trong ngôi nhà dài truyền thống các giá trị điêu khắc, trang trí, tạo hình đều phỏng theo mô típ chế độ mẫu hệ, tín ngưỡng phồn thực.
Không gian nhà dài bố trí ghế Kpan ngồi đánh chiêng, bếp lửa sinh hoạt; bài trí các sản vật trên rừng dưới nước thể hiện sự giàu có: chiêng, ché, sừng trâu, ba ba, kỳ đà, rau dớn…
Nguyên vật liệu để dựng nên ngôi nhà dài truyền thống của người Ê-đê chủ yếu bằng gỗ, tre, nứa, mái tranh. Kết cấu của nhà là cột kèo bằng gỗ tốt có độ bền cao. Nhà được thưng vách và lót sàn bằng phên nứa, mái lợp cỏ tranh, đỉnh mái cách sàn nhà khoảng 4 - 5m, lòng nhà rộng khoảng 4,5m - 5,5m, ngôi nhà tọa lạc hướng Bắc - Nam.

Bên trong nhà dài truyền thống của dân tộc Ê Đê
Bố cục nhà dài chia làm 2 phần: nửa phía trước gọi là “Gah” chứa các vật dụng như: ghế chủ, ghế khách, bếp chủ, ghế dài Kpan, cồng chiêng và là nơi tiếp khách, sinh hoạt chung trong gia đình. Nửa phía sau là “Ôk” là chỗ ở của các đôi vợ chồng, đặt bếp nấu ăn chung.
Mái nhà được lợp bằng cỏ tranh rất dày (nay có thể lợp bằng ngói), vách và sàn nhà ghép bằng phên thân cây nứa bổ đôi đập giập. Các thanh đòn tay của mái nhà hầu hết được đẽo bằng tay từ những thân gỗ nguyên cây dài cả chục mét. Vì vậy, dựa vào số lần nối đòn tay, người ta có thể biết ngôi nhà đó đã được nối dài bao nhiêu lần. Và thông thường, mỗi lần người Ê Đê nối dài thêm nhà là khi trong nhà có một thành viên nữ xây dựng gia thất.
Từ xa xưa, chiếc cầu thang là niềm tự hào của gia đình và cộng đồng. Nó là vật có hình khối cân đối làm bằng gỗ, có các bậc thang được đẽo vát nối tiếp nhau từ dưới đất lên đến sàn nhà. Mặt phẳng của các bậc thang thường nghiêng về bên trong và số bậc thang bao giờ cũng mang số lẻ, vì đây là con số lí tưởng theo quan niệm của người Ê Đê. Đáng chú ý, mỗi ngôi nhà dài bao giờ cũng có hai cầu thang, một dành cho khách và một dành cho người nhà khi lên xuống.
Khi đến với nhà dài của đồng bào dân tộc Êđê, du khách không chỉ được chiêm ngưỡng vẻ đẹp của những ngôi nhà dài nổi tiếng, mà còn được khám phá và trải nghiệm một không gian văn hóa rất đặc trưng của đồng bào nơi đây.
Trước nguy cơ nhà dài truyền thống của người Êđê ngày bị mai một, Buôn Akô Dhông nằm ngay trung tâm thành phố Buôn Ma Thuột đã có cách bảo tồn các ngôi nhà dài truyền thống của đồng bào Êđê khá độc đáo. Đó là, già làng Ama H’rin đã phối hợp với chính quyền địa phương tổ chức họp buôn làng, ai có nhu cầu làm nhà ở mới theo kiểu nhà đồng bào Kinh (không phải nhà sàn dài truyền thống) chỉ được làm sau các ngôi nhà dài sàn truyền thống. Nếu hộ gia đình nào không chấp hành, buôn làng phạt và buộc phải tháo dỡ.
Nhờ vậy, hiện nay, buôn Akô Dhông vẫn giữ được 53 ngôi nhà sàn dài truyền thống của đồng đồng Êđê. Hiện nay, buôn Akô Dhông đã trở thành điểm du lịch hấp dẫn của khách trong và ngoài nước. Tuy nhiên, phần lớn các ngôi nhà sàn dài truyền thống này đang ngày một xuống cấp. Thiết nghĩ, nếu không được quan tâm bảo tồn sớm, khoảng vài chục năm nữa, nhà dài của đồng bào Êđê chỉ còn là ký ức.

10.05.2014

Giới thiệu một số dự án lớn mà TP Buôn Ma Thuột đang kêu gọi đầu tư trong & ngoài nước

2
Ảnh : Bà Võ Thị Thanh Tuyền - Giám đốc điều hành của Hội trên bờ hồ Ea Kao - Lời ban biên tập : trong liên tục một tuần lễ qua ban biên tập của truyền thông BAOOV-US đã dành tâm huyết chuyển tải hình ảnh của Đăc Lắk - Ban Mê Thuột, dù hết sức cố gắng chúng tôi cũng mới chỉ chuyển tải được phần nào bản sắc và con người của một miền đất sẽ trở thành thủ phủ của Tây Nguyên trong nay mai.
Và trong các loạt bài tiếp sau chúng tôi trân trọng gửi tới quí độc giả, các doanh nhân, doanh nghiệp, nhà đầu tư trong và ngoài nước các dự án của địa phương này, đây chính là tâm huyết của lãnh đạo và nhân dân Đắc Lắk hướng tới một tương lai phồn thịnh. Tất cả nguồn thông tin chúng tôi xin phép lấy từ tài liệu lãnh đạo tỉnh nhà cung cấp.
Thung lũng xanh này sẽ thành một phần của "hồ Hoàn Kiếm" giữa thủ phủ Tây Nguyên - TP Ban Mê Thuột
Chúng tôi cũng xin có đề nghị nhỏ với tất cả hội viên hội và các độc giả khi đọc những thông tin này hãy chia sẻ rộng rãi qua mọi phương tiện truyền thông để mọi người biết và hiểu rõ hơn, hiểu nhiều hơn về Đắc Lắk - Ban Mê Thuột, chúng tôi cũng vui lòng cổ vũ cho việc kết nối thông tin với các nhà đầu tư yêu mến và quan tâm tới mảnh đất tuyệt vời này của Việt Nam - khi chia sẻ thông tin, xin vui lòng ghi rõ “trích nguồn từ BAOOVUS.com - BAOOVUS.org”.
Lãnh đạo BAOOV-US và lãnh đạo tỉnh Đắk Lắk chụp ảnh lưu niệm bên bờ hồ Ea Kao. Hy vọng một ngày chúng ta có thể cùng nhau chơi golf quả đồi đối diện!
Một số Dự án mà các nhà lãnh đạo tỉnh Đắc Lắk cũng nhân dân tỉnh này kỳ vọng, và sẵn sàng mời gọi các nhà đầu tư trong nước cũng như nước ngoài:
1- Dự án Đại Lộ - Đông Tây - con đường huyết mạch kích cầu nền kinh tế, tiếp sức cho du lịch.
2- Dự án hồ Ea Tam - một hồ Hoàn Kiếm giữa lòng thủ phủ Tây Nguyên trong tương lai.
3- Dự án hồ Ea Kao điểm nhấn xinh đẹp, hiện đại và duyên dáng.
Trân trọng mời quí độc giả đón theo dõi thông tin chi tiết vào bản tin ngày mai. Cảm ơn các chuyên viên truyền thông của BAOOVUS đã tích cực xử lý thông tin, mong các bạn cố gắng nhiều hơn nữa.
Trưởng đại diện của BAOOV-US tại VN và trưởng đại diện Đắk Lắk - Đắk Nông của Hội tham gia khảo sát đại lộ Đông Tây
Chúng tôi cũng mong nhận được những đóng góp góp ý xây dựng từ quý độc giả, xin vui lòng gửi góp ý về :dominhhoi@gmail.com
Ban biên tập truyền thông BAOOVUS

Giới thiệu và mời đầu tư cho dự án Đường Đông Tây - TP Buôn Ma Thuột

2

Dự án đường Đông Tây TP. Buôn Ma Thuột được xem là một trong những công trình trọng điểm có ý nghĩa thiết thực trong việc hoàn thiện mạng lưới giao thông đô thị thành phố; đồng thời góp phần “nâng tầm” Buôn Ma Thuột trở thành đô thị trung tâm vùng Tây Nguyên.

BAOOV-US trân trọng mời các nhà đầu tư trong nước và quốc tế có đủ năng lực tham gia cung ứng nguồn vốn để công trình đầy thiết thực này sớm được triển khai và hòan thành. Tạo bước nhảy mạnh mẽ cho thủ phủ Ban Mê Thuột, góp phần thay đổi nâng cao chất lượng sống cho người dân nơi đây!

Theo quy mô dự án hoàn chỉnh thì toàn tuyến đường Đông Tây TP. Buôn Ma Thuột có tổng chiều dài 6,9 km, nối từ ngã ba đường Lê Duẩn – Đinh Tiên Hoàng đến nút giao Quốc lộ 27 với đường vào sân bay Buôn Ma Thuột. Theo thiết kế, đường có chỉ giới đỏ 70 m, mặt đường chính gồm 6 làn xe, rộng 24,5 m với vận tốc thiết kế 80 km/h ở làn đường chính. Dự kiến công trình có tổng mức đầu tư hơn 1.226 tỷ đồng (trong đó kinh phí dự phòng gần 300 tỷ đồng), được đầu tư và hoàn thành trong giai đoạn 2013-2018.
Việc đầu tư xây dựng đường Đông Tây TP. Buôn Ma Thuột có ý nghĩa thiết thực trong việc hoàn thiện hệ thống mạng lưới giao thông đô thị thành phố. Đây sẽ là đường chính trung tâm khu đô thị mới phía đông nam thành phố và nối thẳng trung tâm thành phố với Cảng Hàng không Buôn Ma Thuột. Tuyến đường hoàn thành sẽ góp phần phát triển các quy hoạch dọc hai bên đường như: quy hoạch khu đô thị mới đồi Thủy Văn, Quy hoạch hồ Ea Tam… Con đường sẽ là “điểm nhấn”, là “xương sống” để từ đó dần hình thành khu đô thị mới của thành phố về hướng đông nam cũng như thu hút các nhà đầu tư vào khu công nghiệp và các ngành nghề khác, khai thác tốt tiềm năng đất đai vùng dự án. Tuyến đường hoàn thành sẽ đáp ứng nhu cầu giao thông, bảo đảm vệ sinh môi trường, mỹ quan đô thị và tạo điều kiện phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm an ninh quốc phòng..
HĐND tỉnh đã có Nghị quyết số 121/NQ-HĐND, ngày 18/7/2014 về đầu tư xây dựng Dự án đường Đông Tây thành phố Buôn Ma Thuột:

10.01.2014

Gieo mầm hy vọng

2

Rời Đắk Lắk trở về Hiệp chủng quốc Hoa Kỳ hẳn hai lãnh đạo cao nhất của BAOOV-US là ông David Hồ Huy - chủ tịch hội, và bà giám đốc điều hành Võ Thị Thanh Tuyền mang theo không chỉ là niềm vui, xúc động với vùng đất đỏ bazan mến khách, chắc chắn trong hành lý của họ còn khá nặng thêm đó chính là nỗi trăn trở của hội hoanh nhân, các doanh nghiệp tỉnh Đắk Lắk.
Trong buổi họp với lãnh đạo, và gần một trăm doanh nghiệp Đắk Lắk vào sáng 29/9 không chỉ có những kết nối chân thành và thân tình, các doanh nhân đi thẳng vào vấn đề rất cụ thể :
- Một đại diện của nhóm doanh nhân kinh doanh cà phê cho biết từ tuổi 12 đã gắn bó với cà phê, 24 năm trường làm du lịch chỉ để quảng bá sản phẩm, thừa biết cà phê Ban Mê Thuột, mật ong Đắk Lắk là ngon nhất thế giới vậy mà không thể trực tiếp đưa sản phẩm của quê hương tới trực tiếp thị trường Hoa Kỳ, vẫn phải đi đường vòng, BAOOV-US sẽ có giải pháp nào hỗ trợ doanh nghiệp.
- Một doanh nhân thuộc nhóm ngành cơ khí cho biết, dù sản lượng cà phê Việt Nam chỉ sau Brazin, thế nhưng các loại máy chế biến cà phê rất thô sơ, nhà nước cũng chưa có đầu tư cho Đak Lak ở lĩnh vực này, và ngay cả ở tỉnh nhà cũng chưa có chút nào đầu tư cụ thể, doanh nghiệp rất loay hoay, đau xót khi cà phê của chính mình bán thô được một đồng, nước ngoài thu mua lại đẩy lên mười đồng, quá thua thiệt, BAOOV-US có cách nào để doanh nghiệp tiếp xúc tìm cơ hội mua máy móc hiện đại, và dần dần có thể chế tạo ra máy móc cho chính mình.
- Doanh nghiệp thuộc nhóm ngành cao su đặt câu hỏi sát sườn và thẳng băng : muốn vào thị trường Hoa Kỳ thủ tục cụ thể ra sao, tốn kém bao nhiêu, liệu một doanh nghiệp làm nổi không, hay là liên kết từng nhóm doanh nghiệp ?
- Với doanh nghiệp thuộc nhóm ngành xây dựng chia xẻ rất chua xót: Đã đầu tư xây dựng những trung tâm thương mại lớn, xong phần thô thì hết tiền, BAOOV-US có thể giúp về vốn để hoàn tất, và ngay cả khi hoàn tất cơ sở hạ tầng, thì hàng hóa ở đâu, quản lý ra sao, doanh nghiệp thật sự là đang bế tắc - đây cũng là một bài học rất chua xót cho BĐS Việt Nam đang trong tình thế đóng băng, sẽ gỡ băng như thế nào đây, câu hỏi quả là hóc búa !
Những câu trả lời từ các vị lãnh đạo BAOO-VUS lẽ dĩ nhiên chưa thể đáp ứng ngay với tất cả mọi nhu cầu, nhưng niềm vui thì đã được ươm và nhất định sẽ nảy mầm đâm rễ và lớn lên, bởi vì tại Đắc Lắk đã có văn phòng đại diện của BAOOV-US đã hiện hữu ở 45 Lý Thái Tổ - Ban Mê Thuột. Ông Nguyễn Xuân Lợi trưởng đại diện và các cộng sự của văn phòng sẽ là đầu mối thu nhận thông tin của doanh nhân Đắc Lắk khi có nhu cầu liên kết.
Lời kết của ông Dương Thanh Tương chủ tịch hội doanh nhân tỉnh Đắc Lắk, thành viên danh dự sáu năm của BAOOV-US là một cái kết mở khá lý thú:
Mình về bên nhau mình nắm tay nhau
Mình nắm tay nhau, ấy là yêu nhau
Nắm tay nhau để yêu mến và tin tưởng, nhưng cũng phải tới lúc chia tay, chia tay để tiếp tục hướng về phía trước có những hành động cụ thể để tìm những cơ hội tốt đem tới cho nhau, để một ngày con đại bàng Tây nguyên : Đắc Lắk - Ban Mê Thuột có thể sải cánh bay cao, bay xa, góp sức kiến tạo bệ phóng cho các doanh nghiệp cất cánh đó sẽ là sự hỗ trợ cởi mở của lãnh đạo tỉnh nhà và có thể là sự chung tay thiết thực của BAOOV-US.
Chúng ta đều có quyền hi vọng như vậy !
BÚT MỚI
Nguồn: http://baoovus.com/