11.14.2013

Bí kíp làm đẹp da với cà phê

Bạn sẽ phải tròn mắt với công dụng làm đẹp da của cà phê đấy!

Xoa dịu làn da nhạy cảm
Teen girl nào cũng muốn chăm sóc làn da thật kĩ để có thể trông thật rạng rỡ, nhưng mà có không ít teen girl rất là khổ sở vì da nhạy cảm quá, cứ hơi tí là lại đỏ rát lên. Đối với những teen girl có làn da mỏng manh như thế này thì việc đi nắng về da bỏng rát là chuyện…bình thường.
VietGiaiTri.Com-ae1cc0d6
Nếu bạn cũng nằm trong danh sách những XX có làn da yếu ớt thế này thì hãy nghĩ ngay đến cà phê nha, vì cà phê có khả năng chống viêm và giúp xoa dịu làn da bỏng rát đấy!
Tiêu mỡ săn da
Chắc chắn là các bạn nữ phải nghe nói đến chứng sần vỏ cam hay Cellulite ít nhất là một lần rồi nhỉ? Da sần vỏ cam là hiện tượng mỡ tụ thành khối be bé dưới da khiến da trông không mịn màng tí nào. Không chỉ có những cô nàng thừa cân mới bị đâu, chính các XX mi nhon nhất vẫn có làn da bị sần vỏ cam đó bạn.
VietGiaiTri.Com-a1609a98
Để loại trừ lớp mỡ cứng đầu làm sần làn da, chúng mình có thể mát xa với bã cà phê xay. Công dụng thì rất là tuyệt luôn ý, chẳng những tiêu mỡ mà còn giúp da căng mịn, săn chắc hơn rất nhiều.
Làm sáng da
Cà phê trông…chẳng trắng trẻo tí nào, nhưng mà lại có công dụng làm trắng da rất đáng ngưỡng mộ đấy teen ạ. Đây là lý do mà ngày càng nhiều hãng mĩ phẩm dùng tới chiết xuất cà phê trong việc làm sáng da. Cà phê giúp da sáng dần dần một cách dịu nhẹ, đồng thời dưỡng da rất tốt. Teen có thể thấy ở các spa người ta vẫn dùng cà phê làm mặt nạ sáng da đấy thôi.
VietGiaiTri.Com-2826f4e0
Nếu muốn sở hữu làn da trắng mịn đáng mơ ước, teen cứ dùng mặt nạ cà phê xem sao nhé, chúng mình có thể spa tại gia luôn mà! Da bạn sẽ hồng hào và thơm mùi cà phê lắm luôn ý!
Tips dùng cà phê như mỹ phẩm:
Bột cà phê được xay từ hạt cà phê nguyên được rang ý, chứ không phải cà phê hoà tan à nha!
-Tẩy tế bào chết với cà phê: đổ một tí nước ấm pha cùng 2 muỗng đầy cà phê xay. Dùng để tẩy tế bào chết cho tay, chân trước khi tắm. Cà phê không chỉ tẩy sạch bủi bẩn mà còn làm dịu da bởi nó rất giàu các dầu dưỡng.
VietGiaiTri.Com-d16af3f9
-Massage săn da: 2 muỗng đầy cà phê thay vì pha với nước ấm thì chúng mình sẽ trộn với dầu oliu thành hỗn hợp sệt vừa. Sau đó xoa lên vùng da cần làm săn gọn, mát xa theo chiều kim đồng hồ trong 5 phút rồi rửa sạch với nước ấm.
-Làm trắng mịn da: 1 muỗng nhỏ cà phê + lòng trắng trứng. Dùng làm mặt nạ giúp da căng mịn và trắng dần.
-Massage săn da: 2 muỗng đầy cà phê thay vì pha với nước ấm thì chúng mình sẽ trộn với dầu oliu thành hỗn hợp sệt vừa. Sau đó xoa lên vùng da cần làm săn gọn, mát xa theo chiều kim đồng hồ trong 5 phút rồi rửa sạch với nước ấm.
-Làm trắng mịn da: 1 muỗng nhỏ cà phê + lòng trắng trứng. Dùng làm mặt nạ giúp da căng mịn và trắng dần.
Theo PLXH

Tuyên ngôn cà phê thật


Mới đọc cái tiêu đề, hẳn cũng có bạn sẽ nghĩ rằng: “cường điệu” – mua cà phê, bán cà phê, nhà rang xay cà phê như bao nhiêu ngành nghề khác, há gì mà phải nói là tuyên ngôn nghe nổ như pháo tết.


Thực ra nguyên nghĩa của cái chữ “tuyên ngôn” cũng chẳng có gì to tát, chẳng qua đó là một lời (ngôn) tuyên bố quan điểm, sự kiện… của mình. Không nhất thiết phải liên tưởng cái chữ “Tuyên ngôn” với điều gì quá vĩ đại để rồi tự nhiên thấy không dám sử dụng nó cho những sự kiện khác.
Một chị bán thịt thì quyết tâm với chuyên môn bán thịt, vẫn biết rằng thịt vẫn thường được nấu chung với rau, hay có khi khách không mua thịt thì chuyển sang mua cá, nhưng không vì thế mà lại bỏ thêm món rau bên cạnh, hay kèm thêm vài cân cá để tiện cho khách hàng mua, còn mình thì để kiếm thêm tí lời. Chị ta tuyên bố: Tôi chỉ bán thịt.
Ngày xưa nhà văn Pháp Victor Hugo có một số bài thơ rất hay, một nhạc sỹ nổi tiếng rất yêu thích thơ của ông và cứ nằng nặc đi theo xin ông cho phép được phổ những vần thơ của ông thành nhạc, sau nhiều lần từ chối không được, nhà văn đã quay lại và gắt rằng: sao thế, chắc ông nghĩ rằng thơ của tôi chưa đủ giai điệu du dương của nó hay sao mà đòi thêm những nốt nhạc vớ vẩn của ông vào đấy? Điều của Vitor Hugo nói cũng có thể cho là một tuyên ngôn về thơ của ông.
tuyen ngon ca phe
Cà phê là thứ mà thiên nhiên đã tổng hợp và ban tặng đầy đủ cho con người một hương thơm ngây ngất, chất vị đắng mà ngậy êm đềm
Cà phê cũng vậy, tự thiên nhiên đã tổng hợp và ban tặng đầy đủ cho con người một hương thơm ngây ngất, chất vị đắng mà ngậy êm đềm, khi thưởng thức tách cà phê người ta có cảm giác như uống cả tinh hoa của đất trời trong đó, tinh thần lạc quan, yêu đời, sự thư thái như tăng theo sau từng ngụm cà phê mà họ thưởng thức. Những cảm giác đó, cho dù khoa học có tiến bộ đến mấy cũng khó mà tạo ra được bằng cách cho vào miệng ta những thứ vớ vẩn như hương, những tinh tổng hợp trộn với “cái gọi là bột cà phê”.
Thật là buồn cười khi ngày nay chúng ta đã tạo ra được quá nhiều “cái gọi là cà phê”, giả thì quá nhiều mà thật thì không có bao nhiêu, để rồi bị ngập luôn trong cái mớ hỗn độn cà phê bẩn, cà phê giả, cà phê đểu và người uống cà phê cần phải có trình độ của nhà khoa học này, tiến sĩ nọ mới đưa ra được cách phân biệt đâu là cà phê thật, đâu là thật chỉ một nửa!. Theo chúng tôi, nếu các bạn tìm được và uống thử cà phê thật trong một tuần, sau đó chuyển sang uống bất kỳ loại cà phê nào khác, tự các bạn sẽ nhận ra thế nào là cà phê thật và đâu là giả, có khi còn hối tiếc tại sao ta phải bỏ một thời gian dài vừa qua để xuýt xoa với một mớ tạp nham hương liệu. Tuy nhiên để làm được điều đó các bạn cần một chút thời gian, một chút cảm nhận, một chút may mắn, và điều cần nhất là phần lớn can đảm để thử qua khối lượng “gọi là cà phê” kia đang nhiều như cát sông Hằng.
Tâm tư của một người làm ra hạt cà phê đứng nhìn người uống “Bắp luộc rang cháy + Đậu nành + Cafein y tế + Caramen…+Ký ninh” để rồi gọi đó là cà phê, giống như tâm tư người trồng hoa sen đang đi lạc vào chợ bán hoa nhựa đầy hoa hòe màu sắc, cho dù cái nhụy của hoa nhựa có tỏa được hương thơm đi chăng nữa thì cũng chỉ tăng thêm phần tiềm ẩn bên trong nó hàng chục chế phẩm gây ung thư cho già và trẻ bởi sự vô tâm và vô trách nhiệm của nhà sản xuất.
Vẫn biết điều gì cũng có căn nguyên nguồn cội, như “cà phê bẩn cũng có lịch sử” của nó. Tuy nhiên đã đến lúc dừng lại sự tự đầu độc mình và điều đó có khi cũng cần một tuyên ngôn.
Hãy cùng nhau nói: Chúng tôi chỉ làm cà phê thật, đơn giản là cà phê, thế thôi.
Theo Y5Cafe.vn

7 tác dụng mới của cafe

Tôi phải nói với bạn rằng, người phát hiện ra những hạt cafe là một thiên tài! Tuy nhiên, uống cafe không phải là cách sử dụng hữu ích duy nhất. Cafe còn có nhiều tác dụng khác nữa. Dưới đây là một số cách rẻ tiền, hiệu quả và thú vị để tái sử dụng bã cafe hoặc nước cafe không dùng hết.


Tác dụng của cà phê

1. Liệu pháp kháng cellulite

Đây là một cách tuyệt vời để loại bỏ làn da xấu xí sần vỏ cam mà không cần phải tốn kém chi phí. Trên thực tế, bạn không phải mất bất cứ thứ gì, ngay cả cafe, vì công thức này đòi hỏi phải sử dụng bã cafe. Và đây là cách làm: đắp bã cafe ấm lên các vùng phủ cellulite , và bọc lại, để lại “mặt nạ” trên khoảng 15-30 phút rồi sau đó rửa sạch. Lặp lại 2-3 lần một tuần, đảm bảo vùng da xấu xí ấy sẽ biến mất như thể nó chưa từng tồn tại.

2. Ngăn côn trùng bay

Côn trùng bay thích mùi của thùng rác, những thứ thối rữa hay bất kỳ mùi nào khác báo hiệu có một số thực phẩm ở xung quanh nhưng, một cách kỳ lạ, những con vật phiền toái ấy thực sự ghét mùi của bã cafe đang cháy khét. Bây giờ chắc chắn bạn có một điều cần nhớ cho mùa hè tới khi bạn quyết định sẽ phục vụ bữa ăn trưa trong vườn hoặc ở ban công. Chỉ cần lấy một cái đĩa nhỏ, đổ bã cafe vào, đốt một ngọn nến nhỏ và để gần đĩa bã cafe ấy. Việc này cực kỳ hiệu quả, mùi cafe thơm lừng khá dễ chịu đối với chúng ta và bạn có thể yên tâm rằng sẽ không có con côn trùng nào làm hỏng bữa ăn vui vẻ ấy.

3. Phân bón

Thêm một chút bã cafe vào đất sẽ giúp cây trồng của bạn phát triển tốt và nhanh hơn. Hơn nữa, nếu bạn trồng khoai tây hay cà rốt, bạn có thể biết rằng cafe trộn vào đất giúp bảo vệ thực vật khỏi các loài gây hại khác nhau. Giờ đây bạn và cây trồng có điểm chung là cả hai đều yêu cafe và ghét những con sâu ngu ngốc!

4. Khử mùi

Cafe là một chất trung hoà mùi nổi tiếng mà bạn có thể thoải mái sử dụng bất cứ lúc nào bạn cần một giải pháp cho những mùi lạ phát ra từ tủ lạnh hoặc cống, rãnh xả nước thải . Tôi luôn luôn đổ cafe không sử dụng nữa xuống cống và không bao giờ thấy có bất kỳ mùi hôi nào phát ra từ đó. Thêm nữa, việc sử dụng cafe để trong tủ lạnh có thể hấp thụ tất cả những mùi khó chịu trong tủ.

5. Chăm sóc da

Bã cafe có khả năng mài mòn nhẹ nên bạn có thể trộn nó với một ít dầu ôliu hoặc mật ong và chế thành một loại kem tẩy tế bào chết giúp làn da của bạn mềm mượt. Và không chỉ vậy – nếu uống cafe có thể làm tăng năng lượng của chúng ta thì bạn thử tưởng tượng xem nó có thể làm gì cho làn da của mình nếu nó được sử dụng giống như một lớp mặt nạ làm đẹp? Tại sao bạn không thử nghiệm một chút để có một giải pháp làm đẹp tự nhiên mà chi phí không đáng kể?

6. Nhuộm màu

Tôi đã từng nói cafe như là một biện pháp thay thế và không độc hại để nhuộm tóc nhưng tôi thực sự muốn bổ sung và chỉ ra nhiều cách nữa để sử dụng loại đồ uống này cho các mục đích nhuộm màu. Bạn có thể nhuộm trứng Phục sinh hoặc thậm chí làm mới màu sắc của những chiếc quần áo bị phai màu, quần áo màu nâu chỉ bằng cách nhúng chúng vào chậu nước cafe đã đun sôi và để trong một vài phút.

7. Đẩy lùi mèo và kiến

Chúng dường như không có điểm gì chung, nhưng cả mèo và kiến sẽ không có lý do vào khu vườn của bạn và tạo ra một đống lộn xộn trong đó. May mắn thay, cả hai đều ghét cafe nên việc rắc cafe khắp khu vườn sẽ là một cơ hội lý tưởng để khiến chúng tránh xa.
Đã bao giờ bạn thử sử dụng cafe cho bất cứ việc gì khác ngoại trừ uống và, nếu câu trả lời là không, bạn có sẵn sàng để thử nghiệm?

Lời nói vần của người Êđê, M’nông về tình yêu đôi lứa

Trong kho tàng văn hóa dân gian, lời nói vần của người Êđê (klei duê) và của người M’nông (nao m’pring) là một thể loại văn học đầy chất trữ tình. Nó vừa là hiện thực cuộc sống là tri thức dân gian về tình yêu lao động, yêu con người, yêu buôn làng, núi rừng. Nó là bài ca đẹp như tiếng chim ca, tiếng suối chảy, tiếng chiêng ngân, giữa núi rừng Tây Nguyên không bao giờ phai mờ.


ede-mnong
Người Ê đê đã nói về người có tài duê như sau:
Người có môi thần cho
Miệng thần tạo
Tai dính chặt với đầu
Là người có tài hát kưưt, mmui, ayray
Cũng như các dân tộc khác trên khắp mọi miền đất nước, phần lớn các bài ca của người Êđê, M’nông là những lời tâm tình của trai gái yêu nhau.
Chất liệu để tạo ra các bài duê về tình yêu nam nữ của người Êđê, M’nông bao giờ cũng gắn liền với khung cảnh thiên nhiên quen thuộc, với những vật dụng trong cuộc sống thường ngày của họ: quả dưa, chiếc gùi, chiếc võng, bông nghệ, dòng suối chảy, con chim cu đất… Các bài ca về tình yêu nam nữ thường mượn tự nhiên để nói về con người. Một số chất liệu quen thuộc trong môi trường sống của người Êđê, M’nông đã trở thành biểu tượng trong lời nói vần.
Hình ảnh bông hành, bông nghệ, chim giông tượng trưng cho tình yêu xa cách và mong ước gần nhau của nam nữ Êđê, M’nông:
Gửi bông hành, bông nghệ nhớ không thôi
Em mong anh đã lâu
Như em mong chim phí
Em đợi anh đã nhiều
Như em đợi chim giông
Tình yêu của trai gái Êđê, M’nông rất mộc mạc, thủy chung. Khi trai gái yêu nhau:
Một trái dưa chẳng quên
Một trái bắp cũng dành cho nhau
Và đặc biệt là chiếc vòng – mô típ quen thuộc và phổ biến nhất trong các bài ca dao về tình yêu:
Anh với em
Vòng đã trao
Lời thề giữ trong lòng…
Lúc xa nhau, trai gái Êđê, M’nông có chiếc vòng làm “vật tin”. Chiếc vòng tượng trưng cho sức mạnh tình yêu, là vật hứa hôn có nhiều ở các dân tộc. Đối với nam nữ Êđê, M’nông, chiếc vòng có một sức mạnh ràng buộc đặc biệt. Chiếc vòng là biểu tượng của tình yêu và lòng chung thủy sắt son của họ.
Trong tâm trí người Việt vùng đồng bằng, “Cây đa, bến nước, sân đình” là hình ảnh không bao giờ phai mờ. Còn đối với người Êđê, M’nông, bếp lửa, buôn xưa, bến nước cũng là hình ảnh sâu đậm trong tâm trí họ. Người đi xa nhớ về buôn làng của mình:
Nhớ cây đa bên suối Êa Dông
Đàn ong đậu làm rung lá
Bến nước của người Êđê, M’nông cũng có vai trò như cái giếng đầu làng của người Việt. Đây là nơi gặp gỡ sớm chiều của các bà mẹ, các cô gái, chàng trai. Chàng trai Êđê, M’nông gặp bạn gái bên bến nước, lúc về nhà tơ tưởng không nguôi:
Củ nghệ vàng em tắm lúc chiều hôm
Đêm nằm anh càng thương, càng nhớ
Còn cô gái thì ngỡ ngàng:
Ở bến nước của nhà ai
Mà phía trên trong màu ngọc
Mà phía dưới đục màu chì
Như bến nước của Hơ Kung, Y Du
Và mong ước:
Anh lấy nước ăn trầu
Vẽ lên triền núi đen
Bầy chuồn chuồn màu đỏ mây chiều
Đàn bươm bướm màu sương buổi sáng…
Qua tâm tình trai gái, nghệ nhân dân gian đã vẽ lên một bức tranh thiên nhiên cao nguyên mang màu sắc huyền thoại. Ở một chỗ khác, tác giả đã khắc họa được bức tranh sinh hoạt chân thực, giản dị, đầm ấm và đậm không khí cộng đồng:
Tôi nghe tiếng kéo sợi đang reo
Thấy cô gái xinh
Lại thấy làn khói thuốc bay
Chàng trai đẹp bước vào
Bếp lửa gian trong chưa tắt ngọn
Các bài dân ca về tình yêu nam nữ thường mượn cảnh sắc thiên nhiên, cảnh tượng nương rẫy để biểu hiện tình cảm con người. Dựa vào các bài ca lao động về thiên nhiên, các cô gái và chàng trai Êđê, M’nông đối đáp với nhau nhằm gửi gắm tâm tình với người yêu, lúc đó tình cảm con người được soi vào thiên nhiên, vào nương rẫy và nương rẫy với thiên nhiên lại vang lên những cung bậc tình cảm của con người.
Ở giữa núi rừng sâu thẳm hoang vu, tiếng hát, tiếng cười của trai gái đi rừng đã làm thức dậy cây cỏ muôn thú. Tiếng những cô gái hái rau xanh bên hai bờ suối nghe ríu rít như đàn chim sẻ. Giọng ca của họ cất lên mới êm ả làm sao, tạo thành một giai điệu tình yêu êm ả:
Hái rau phí anh hỡi
Dọc dòng Krông Bông
Hỡi chàng trai cưỡi voi lên núi
Hãy đợi em đi chặt nõn lơ pong.
Mỗi bước đi của họ, rừng núi lại hiện ra những nét đẹp lạ thường của hoa quả, cỏ cây, chim thú, như nâng niu tình bạn, tình yêu của trai gái buôn làng:
Rừng này sao đẹp quá
Bên trái dây cuốn, dây leo
Bên phải cây nhiều cành, nhiều dóng
Trên ngọn khỉ vượn đùa vui
Thơm nức mùi quả hơ đá
Rộn ràng tiếng chim bang bôi
Hát mừng mùa hoa quả chín.
Nhìn chung, lời nói vần về tình yêu đôi lứa của dân tộc Êđê, M’nông vô cùng phong phú. Nó phản ánh tâm hồn trong sáng, tình yêu cao đẹp và mong ước của họ về một cuộc sống hạnh phúc giàu đẹp của ngày mai.
Theo Báo Đắk Lắk điện tử

11.11.2013

Bảy Con Số Trong Kinh Doanh - Đừng Bỏ Qua Cơ Hội Vàng


Dưới đây là 7 số liệu giúp đo lường và quản lý doanh số và lợi nhuận tốt hơn

1. Giá trị suốt đời của mỗi khách hàng

Có nhiều công thức phức tạp hơn để xác định giá trị này, tuy nhiên dưới đây là phiên bản đơn giản nhất:

Nếu trung bình khách hàng mỗi lần mua hàng chi 20 USD , mua ba lần một năm và trung thành với doanh nghiệp trong năm năm, giá trị suốt đời của khách hàng cho doanh nghiệp là 300 USD.

20 USD x 3 doanh số bán hàng = 60 USD

60 USD x 5 năm = 300 USD

2. Phải tốn bao nhiêu để thu hút một khách hàng mới?

Đây có thể gọi là chi phí để thu hút khách hàng (CPA) nó có thể giúp xác định công ty cần chi bao nhiêu vào bất kỳ thị trường hay chiến dịch quảng cáo nào. Giả dụ công ty đã đặt một quảng cáo trong tờ báo địa phương với giá 200 USD. Sau đó, họ nhận được 20 câu trả lời và 10 khách hàng nhận mua. Chi phí mua lại cho mỗi khách hàng là 20 USD (200/10 = 20).
Nếu mỗi lần bán đem lại lợi nhuận ít nhất 20 USD thì bạn đã chạy một chiến dịch thành công. Nhưng nếu CPA của bạn là 20 USD và bạn có ít hoặc không có lợi nhuận thì đây là lúc để đánh giá lại chiến dịch marketing của bạn.

3. Tỷ lệ chuyển đổi

Giả dụ bạn phát tờ rơi trên đường phố. Trong khoảng thời gian 2 tuần , chiến dịch quảng cáo này mang lại cho bạn 1.000 khách hàng tiềm năng và trong đó có 100 người đã thực sự mua hàng . Tỷ lệ lúc này là 10% ( 1000/100 khách hàng mới = 10% tỷ lệ khách thanh toán mua hàng).

Hãy cố gắng tính toán sai sót trong quá trình bán hàng của bạn, tăng dịch vụ khách hàng, thu hẹp mục tiêu của bạn hoặc tạo ra một lời đề nghị tốt hơn. Biết mình đang ở đâu sẽ giúp bạn đi tới thành công.

4. Doanh thu trung bình

Giá trị của mỗi lần bán hàng đóng vai trò quan trọng trong việc xoay vòng vốn hay gia tăng doanh số bán ra , nói cách khác đó là chiến lược “Bạn có muốn dùng kèm thêm gì không?”.

Những sản phẩm đi kèm thêm đơn giản có thể làm doanh thu tăng một cách nhanh chóng. Ví dụ, một bữa ăn với khuyến mại và đồ uống đi kèm có thể tăng doanh thu trung bình từ 5,42 USD đến 13,11 USD. Chỉ với 1 thủ thuật đơn giản, bạn có thể dễ dàng làm cho tổng doanh thu tăng lên 144% chỉ trong một vài tuần.

5. Tỷ lệ phản hồi

Tỷ lệ trả lời email thông thường sẽ thay đổi từ 1% (trường hợp sử dụng danh sách email khách hàng từ một nhà môi giới) lên đến 5% (trường hợp sử dụng danh sách các khách hàng trong quá khứ và hiện tại).

Tỷ lệ trả lời email xấp xỉ khoảng 1%. Điều đó có nghĩa là để nhận được 50 phản hồi cho một lần gửi thư trực tiếp thông thường, bạn sẽ cần phải gửi ít nhất đến 5.000 khách hàng với một lời đề nghị tuyệt vời.

Như vậy để có được 50 phản hồi từ một chiến dịch gửi email, bạn sẽ cần ít nhất 50.000 địa chỉ hòm thư của 50.000 khách hàng, và tất nhiên những phản hồi này sẽ không chỉ kết thúc trong một lần giao dịch.

6. Hiệu suất mua hàng

Nếu bạn đang trong 1 mô hình B2B (B2B là viết tắt của thuật ngữ Business To Business – mô hình kinh doanh thương mại điện tử trong đó giao dịch xảy ra trực tiếp giữa các doanh nghiệp với nhau) cung ứng các loại hình dịch vụ chuyên nghiệp hoặc sở hữu một chu trình bán hàng dài hạn. Hiệu suất mua hàng sẽ giúp bạn khoanh vùng những khách hàng tiềm năng có khả năng mua hàng cao.

Hãy thử tưởng tượng bạn thành lập một công ty bảo hiểm, công ty của bạn cần 10 khách hàng triển vọng để thiết kế 5 cuộc hẹn và có được 1 khách hàng thực sự . Vậy thì để có được 1.000 khách hàng bạn cần khảo sát 10.000 người.

Nếu tỷ lệ chuyển đổi là 20%, bạn có thể thêm giá trị, bảo hiểm hoặc một số cách khác để giảm thiểu rủi ro thực sự hay nhận thức để tăng tỷ lệ chuyển đổi của bạn đến một tỷ lệ 05:02 hoặc 05:03.

7. Gặp mặt và liên lạc để bán hàng

Khách hàng tiềm năng cần bao nhiêu lần gặp gỡ hay liên lạc trước khi mua hàng? Quy luật nói chung trong kinh doanh là:

· 2% doanh số bán được thực hiện trên số liên lạc đầu tiên
· 3% doanh số bán được thực hiện trên số liên lạc thứ hai
· 5% doanh số bán được thực hiện trên số liên lạc thứ ba
· 10% doanh số bán được thực hiện trên số liên lạc thứ tư
· 80% doanh số bán được thực hiện trên số liên lạc thứ năm
Như vậy trung bình bạn cần ít nhất 4-7 lần gặp mặt hoặc liên lạc với khách hàng để bán được sản phẩm. Tuy nhiên bạn cần biết khi nào nên dừng lại đúng lúc để thực hiện giao dịch với khách hàng, đó là khi họ quan tâm và chủ động tìm đến bạn.

Kết luận:

Nắm rõ con số và biết sử dụng chúng đúng nơi đúng chỗ thực sự giúp bạn đưa ra những quyết định sáng suốt, cũng như có thể dự đoán doanh nghiệp của bạn sẽ ra sao trong tương lai một cách dễ dàng hơn.

Sưu tầm




11.08.2013

Cà phê sạch là gì?

Cà phê sạch là cà phê được chế biến từ nguyên liệu 100% hạt cà phê (dĩ nhiên!). Cà phê nguyên chất không pha trộn các loại tạp chất như: đậu rang, bắp rang, cơm cháy rang hay các phụ phẩm khác…Hạt cà phê rang sạch có thể được tẩm rượu, bơ và được ủ trong môi trường nhiệt độ nhất định để tạo ra phong vị đậm đà riêng biệt.

cà phê đá, cà phê sạch, cà phê đen
Bằng công nghệ chế biến sạch, sản phẩm cà phê sạch không có yếu tố gây hại cho sức khỏe và không sử dụng các loại hóa chất để tạo ra: độ đậm đặc, độ sánh dẽo, độ béo, màu đen, nhiều bọt và mùi thơm cà phê đặc trưng.

Bảng so sánh tiêu chuẩn cà phê nguyên chất & cà phê pha trộn

CÀ PHÊ NGUYÊN CHẤTCÀ PHÊ PHA TRỘN
Bột cà phê có mùi thơm dịu dàng, quyến rũ.
Bột cà phê nguyên chất khi rót nước sôi vào phin thì bột cà phê nở bung.
Màu nước cà phê nâu nhạt, không sánh đặc.
Mùi vị khi uống: đắng dịu, chua thanh, sâu lắng, tự nhiên, cảm giác miệng và lưỡi sạch.
Tách cà phê luôn có hậu vị lưu luyến thuần túy từ nguyên liệu là hạt cà phê nguyên chất.
Bột cà phê có mùi thơm nồng, hăng hắc của hương liệu.
Bột cà phê pha tạp khi rót nước sôi vào phin thì bột cà phê không nở bung.
Màu nước cà phê đen đậm, sánh đặc, nhiều bọt.
Mùi vị khi uống: đắng gắt, đậm đặt, mùi hương liệu nồng nặc, cảm giác miệng và lưỡi nhờn.
Tách cà phê khi tan đá cuối cùng vẫn có màu đen nhưng hương vị trở nên nhạt nhẻo, không có hậu vị vì không có nhiều chất cà phê.

Công nghệ sản xuất cà phê nguyên chất

Công nghệ CÀ PHÊ SẠCH đã tạo nên sự thành công của hương vị cà phê nguyên chất làm say đắm các tín đồ cà phê. Tiêu chuẩn cà phê sạch được tổ chức lương thực thế giới FAO đưa ra là sản xuất sạch, không làm biến đổi hệ sinh thái, không có hóa chất, độc tố và an toàn cho người trồng cũng như người dùng cà phê.
Muốn sản xuất sạch thì người trồng cà phê bớt sử dụng phân hóa học, thay vào đó là phân hữu cơ (phân xanh, phân rác ủ, phân hữu cơ vi sinh…) hạn chế sử dụng thuốc phòng trừ sâu bệnh, tưới nước vừa phải, tiết kiệm nguồn nước và không ảnh hưởng đến đất trồng.
Với Việt Nam, việc canh tác cà phê sạch, cà phê sinh thái nằm trong chiến lược của quốc gia mà các doanh nghiệp sản xuất cà phê nỗ lực hướng đến. Thực tế, cà phê của Việt Nam được trồng nhiều ở các tỉnh Tây Nguyên như Dak Lak, Lâm Đồng, Dak Nông, Gia Lai, những địa phương đồi núi khó khăn trong nguồn nước tưới. Chính vì vậy quy trình sản xuất cà phê rang xay siêu sạch phải được trau chuốt đồng bộ từ đất đến cây.
Có một vấn đề mà nông dân trồng cà phê luôn đau đầu. Đó là nạn ve sầu hại cà phê, gây vàng lá, héo rũ cà phê. Nhiều nhà khoa học cho rằng: dịch ve sầu hại cà phê thực chất bắt nguồn từ việc nông dân dùng quá nhiều phân hóa học, dùng thuốc bảo vệ thực vật quá liều làm nền đất thiếu chất hữu cơ, côn trùng có lợi bị tiêu diệt. Do vậy nên ve sầu dễ lây lan thành dịch mà có niên vụ cà phê, người ta ước tính thiệt hại do ve sầu làm giảm năng suất cà phê tới gần 50.000 héc ta với thiệt hại hàng trăm triệu đô la Mỹ.
Khắc phục tình trạng trên chính là cái tâm của người trồng cây,việc áp dụng công nghệ mới trong quá trình canh tác nuôi dưỡng cây cà phê một cách khoa học.

Quy trình xử lý cà phê nguyên chất

Việc hình thành một quy trình sản xuất cà phê rang xay siêu sạch với chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm đặt lên hàng đầu đã được thực hiện tiên phong tại Nhà máy Cà phê Biên Hoà, Đồng Nai nay là Công ty cổ phần Vinacafé Biên Hòa.
Khu vực xử lý cà phê của nhà máy gồm các công đoạn từ rửa, tách, ủ men, làm sạch nhớt, phơi, sấy, tách vỏ, tách màu. Để đạt được cà phê chất lượng sạch như mong muốn, hệ thống dây chuyền sản xuất được đầu tư đồng bộ từ chế biến ướt, sân phơi có lưới để tránh côn trùng, máy sấy, máy tách màu, kho chưa lót tấm cách nhiệt…Quy trình này được áp dụng khoa học công nghệ quốc tế, chất lượng ISO cao nhất để làm thành những sản phẩm càphê “sạch” mang hương vị thiên nhiên tinh khiết.

… đến ly cà phê nguyên chất

Cà phê rang xay siêu sạch, tức cà phê chế biến nguyên chất và rang xay không tẩm một chất tạo mùi. Tiên phong trong ly cà phê nguyên chất là dòng cà phê hoà tan 3 trong 1 của VinaCafe xuất hiện từ năm 1993. Nguyên liệu được chọn lựa từ những hạt cà phê chất lượng tốt nhất của Buôn Mê Thuột và Daklak, được rang ở nhiệt độ thích hợp rồi nghiền thành bột nhuyễn. Bằng công nghệ dây chuyền sản xuất hiện đại, tinh dầu cà phê được chiết xuất ở nhiệt độ cao từ 15 đến 20 phút rồi làm lạnh ở nhiệt độ 5 độ C để tạo ra tinh dầu lỏng chất lượng cao. Tinh dầu lỏng tiếp tục được sấy khô rồi kết tinh thành bột cà phê thơm và mịn.
cà phê đen đá
Bên cạnh đó là dòng cà phê rang xay, những hạt cà phê chất lượng được đưa vào hệ thống máy rang hiện đại với chế độ điều chỉnh nhiệt độ & thời gian rang tự động cho ra những hạt cà phê đạt được đúng độ chín với màu nâu đặc trưng. Máy xay công nghiệp cắt hạt cà phê thành những mảnh nhỏ đều về kích thước để lưu giữ được hương vị cà phê nguyên chất.
Cà phê rang xay siêu sạch 100% nguyên chất mang đến cho bạn hương cà phê thuần khiết và vị cà phê đậm đà mà không phải lo lắng đến các chất phụ gia thực phẩm và chất độn ảnh hưởng đến sức khỏe.
Thưởng thức cà phê rang xay nguyên chất bạn luôn có cảm giác hương vị đọng lại trên môi, trên lưỡi ngòn ngọt suốt cả ngày.
(Nguồn: hcoffee)

11.07.2013

"Coffee Beans Anthaicafé"

Thưởng thức cà phê theo kiểu nào là tùy thuộc vào gu của những người sành cà phê. Nước Nhật có cách thưởng thức trà rất cầu kỳ mà người ta đã cho nó là một môn nghệ thuật: nghệ thuật thưởng thức trà. Còn ở Việt Nam khi mà cà phê đang dần là đồ uống phổ biến sẽ thành tất yếu của cuộc sống. Đó cũng là nghệ thuật – nghệ thuật thưởng thức cà phê. Bạn muốn thưởng thức cà phê theo phong cách riêng của mình? Hãy thỏa sức sáng tạo cùng chúng tôi với dòng sản phẩm cà phê hạt rang mang thương hiệu An Thái. Được chọn lọc ngay từ đầu những hạt cà phê có chất lượng cao: kích thước lớn đồng đều và được chế biến công phu đem đến cho người sử dụng một sự sáng tạo tột đỉnh, ngất ngây theo phong cách của riêng mình mà ai cũng phải trầm trồ thán phục. Đó là khởi nguồn cho sự sáng tạo – thành công tiếp nối thành công!



Cà phê hạt được chúng tôi chọn lựa với quy trình chế biến ướt hiện đại, tối ưu hoá chất lượng sau thu hoạch. Cà phê rang mộc, công nghệ rang hiện đại của Châu Âu, hạt chín màu đồng nhất, nở đều, mùi vị cà phê thuần khiết.




Thông tin sản phẩm:
. Hạt sàn tiêu chuẩn: R16 – R18
. Cà phê hạt rang mộc, 100% không hương liệu, phụ gia.
. Hương vị cà phê thuần khiết
. Công nghệ chế biến sạch




Với mong muốn phục vụ khách hàng tốt nhất, chúng tôi sẽ đưa ra dịch vụ chuyên nghiệp hơn, tận tâm hơn.



Cà phê nguyên chất - An toàn hơn - Chất lượng hơn



11.04.2013

Cà phê Buôn Ma Thuột hình thành và phát triển như thế nào ?

Cây cà phê du nhập vào Việt Nam khá sớm (từ năm 1857) thông qua một số linh mục thừa sai người Pháp. Đầu tiên là giống cà phê chè (coffee arabica) được trồng thử nghiệm tại các nhà thờ Thiên chúa giáo ở một số tỉnh phía Bắc sau đó mới phát triển dần vào Nam Tây Nguyên và Đông Nam Bộ. Nhưng cho đến nay, cả về quy mô và danh tiếng, không nơi nào ở Việt Nam có cà phê nổi tiếng trong và ngoài nước, đồng thời gắn với một vùng địa danh mang nhiều huyền thoại như cà phê Buôn Ma Thuột.

Cà phê chè Buôn Ma Thuột
Với lợi thế là một vùng đất đỏ Bazan màu mỡ, có những ưu thế đặc trưng về điều kiện tự nhiên, cao nguyên Buôn Ma Thuột không những là nơi cây cà phê sinh trưởng tốt, mà còn tạo nên hạt cà phê chất lượng cao, hương vị khác biệt so với nhiều vùng đất khác. chính sự khác biệt đó là yếu tố quyết định lợi thế cạnh tranh của cà phê Buôn Ma Thuột và nơi đây đã sớm trở thành “tâm điểm” của ngành cà phê toàn vùng Tây Nguyên nói riêng, Việt Nam nói chung, đặc biệt là đối với cà phê Vối (coffee robusta).
Tuy nhiên, bên cạnh những lợi thế về tự nhiên, cũng cần điểm lại yếu tố lịch sử của ngành cà phê Đắk Lắk, bởi đây cũng là nhân tố góp phần làm nên danh tiếng của cà phê Buôn Ma Thuột. ngay từ lúc thăm dò để chuẩn bị xâm chiếm Tây Nguyên, các nhà thám hiểm và truyền giáo Pháp đã sớm nhận ra vùng đất này không chỉ có vị trí địa lý chiến lược ở miền nam Đông Dương, mà còn có những tài nguyên hết sức quý giá có thể khai thác phục vụ chính quốc, trước hết là đất và rừng. đặc biệt nơi đây có loại đất mà các nhà thám hiểm như Yersin, giám mục Cassaigne, linh mục Pierre Dourisboure…đều nhận định là loại đất tốt nhất thế giới, rất thích hợp cho việc mở các đồn điền trồng cây công nghiệp.
Cà phê vối Buôn Ma Thuột
Vì vậy, để độc chiếm Tây Nguyên về chính trị và kinh tế, năm 1893 khâm sứ Trung Kỳ-Bu lô sơ (boulloche) ra lệnh đặt vùng đất này “dưới sự bảo hộ đặc biệt” của Pháp, nhằm mục tiêu nắm toàn bộ vấn đề an ninh, tiến tới khai thác tài nguyên đất đai phục vụ chính quốc. Ngày 02-11-1901, toàn quyền Đông Dương ra nghị định về “quyền bảo hộ và khai thác Tây Nguyên”, mở đường cho tư bản Pháp vào lập đồn điền. ngay sau đó đã có 8 trong số 12 đơn xin phép đã được công sứ Đắk Lắk chuẩn y trình lên khâm sứ Trung Kỳ duyệt đợt đầu, chủ yếu là xin khai thác khu vực lân cận phía Đông thị xã Buôn Ma Thuột. Tuy nhiên, do những điều kiện cụ thể (thiếu phương tiện và nhân công) nên ở Buôn Ma Thuột lúc bấy giờ chưa hình thành những đồn điền lớn, chủ yếu là lập một số nông trại quy mô vài chục mẫu để trồng thử nghiệm cây công nghiệp; trong đó trẩu và cà phê chè (coffee arabica) là những loại cây được đưa vào trồng thử nghiệm đầu tiên tại Buôn Ma Thuột, trước thời điểm toàn quyền Đông Dương ra nghị định thành lập đơn vị hành chính tỉnh Đắk Lắk, vào ngày 22-11-1904.
Đến những năm 1912-1914, cây cà phê chè mới thực sự ghi dấu ấn tại Buôn Ma Thuột. Trong khoảng thời gian này hai công ty nông nghiệp lớn nhất Đắk Lắk đã được chính quyền pháp cho phép thành lập, đó là công ty Cao Nguyên Đông Dương (compagnie des hauts plateaux indochinois – C.H.P.I) và công ty nông nghiệp An Nam (Compagnie Agricole D’asie – C.A.D.A). Hai công ty này bao chiếm tới 30.000 ha đất, trải dài trên một vùng đất Bazan rộng lớn dọc hai bên quốc lộ 21 từ Buôn Ma Thuột đến Km34 đường đi Nha Trang, với tổng số vốn đầu tư ban đầu là 66.000.000 phơ răng; trong đó diện tích cà phê trồng tập trung là 260 ha (C.H.P.I: 135 ha, C.A.D.A: 125 ha).
Lượng cà phê thu được lúc này tuy còn rất ít nhưng được đưa về chính quốc chế biến, tiêu thụ và đem lại hiệu ứng không ngờ. Cây cà phê Buôn Ma Thuột. trồng trên vùng đất tốt, khí hậu thích hợp, ở độ cao từ 400-500 mét đã cho sản phẩm tuyệt vời ngoài sự mong đợi của các công ty Pháp. Các nhà rang xay tại Pháp lúc bấy giờ đánh giá chất lượng và hương vị tự nhiên của cà phê Buôn Ma Thuột thơm đặc trưng và thể chất đậm đà hơn hẳn cà phê Bờ biển ngà vốn đã nổi tiếng khắp châu Âu. vì thế, nhiều nhà tư bản và chủ ngân hàng của Pháp quyết định đầu tư mở đồn điền ở Buôn Ma Thuột.
Ngày 12-2-1925, để tiếp tục hợp thức hoá việc khai thác đất đai ở Tây Nguyên, toàn quyền Đông Dương  ra nghị định về chế độ khai thác kinh tế ở Tây Nguyên, trọng tâm của nghị định này là định ra các nhượng địa (thực chất cướp không đất của người bản xứ) để cho tư bản pháp vào đầu tư. ngay sau đó đã có thêm 26 đồn điền được thành lập ở khu vực Buôn Ma Thuột, với tổng diện tích dự kiến khai thác lên đến 200.000 ha; bao gồm:
  • Trên quốc lộ 21 có đồn điền Ô-giê (Auger) ở km47, diện tích 136 ha; đồn điền Mec-cu-ry (Mercurio) km21, diện tích 222 ha; đồn điền Vơ-rec-ken (Vererkene) km42, diện tích 82 ha; đồn điền Pa-đô-va-ni (Padovani) km15, diện tích 160 ha; đồn điền Hê-ri-ông (Herion) km35, diện tích 35 ha; đồn điền Ai-ten (Aitain) km18, diện tích 22 ha; đồn điền Ha-ghen (Hagen) km16, diện tích 89 ha; đồn điền Săng-tê (Santé) km23, diện tích 39 ha.
  • Phía nam Buôn Ma Thuột có đồn điền Mô-rít (Morit) 10 ha và đồn điền Mai-giô (Maillo), diện tích 20 ha.
  • Trên hướng Mêwan có đồn điền Ac-pê-ra (Acpera), diện tích 20 ha; đồn điền Société civile de banmethuot km7, diện tích 278 ha; sau này có thêm đồn điền Société du domaine de chu sue km9, diện tích 283 ha; đồn điền Société agricole d’ eatul, km16 diện tích 240 ha.
  • Trên hướng đi lạc thiện có đồn điền Cô-rô-nen (Coronen) diện tích 73 ha; đồn điền Bơ-rô-giơ (Broger) diện tích 28 ha; đồn điền Giô-đôn (Godon) 36 ha.
  • Khu vực buôn hồ có đồn điền Rơ nê rô-si (Rene rossi), diện tích 612 ha.
Tại các đồn điền này, cây cà phê đã được giới chủ pháp đầu tư trồng ngày càng nhiều; quy mô lớn hơn cả chè, cao su, cây ăn trái và nhiều loại cây trồng khác. Ngoài ra, có một người dân tộc Ê đê (là thành viên của hội đồng kinh tế An Nam) tự mình khai phá 625 ha đất Bazan và trồng thành công 125 ha cà phê. (sơ đồ các đồn điền xem phần phụ lục).
Đến năm 1931, tổng diện tích cà phê ở Đắk Lắk (tập trung chủ yếu ở khu vực Buôn Ma Thuột) đã lên đến 2.130 ha (riêng đồn điền C.A.D.A là 1.000 ha) đứng thứ tư trong cả nước; trong đó 51% diện tích là cà phê chè, 33% cà phê vối, còn lại là cà phê mít. việc trồng, chăm sóc cà phê trong các đồn điền ngay từ những năm này đã mang dấu ấn của lối canh tác công nghiệp và đạt trình độ tổ chức quản lý cũng như đầu tư thâm canh khá cao. Trong tài liệu “địa chí tỉnh Đắk Lăk” viết năm 1930, ấn hành năm 1931 [2] tác giả người Pháp-Mon fleur đã mô tả hoạt động của một số đồn điền như sau:
Công ty nông nghiệp An Nam có một nhượng địa rộng 8.000 mẫu tây, khai thác được 1.800 mẫu, trồng cà phê 1.000 mẫu, chè xanh 800 mẫu, nằm ở cây số 24 đến cây số 34 đường An Nam… có những cơ xưởng lớn sửa chữa máy móc, nhà để xe, kho tàng, nhà ở của giám đốc, chủ đồn điền, trưởng phòng nhân sự, tất cả đều rộng rãi, an toàn và có điện thắp sáng. Nơi ăn ở của công nhân bản xứ cũng được chăm sóc tốt, tập trung trong hai ngôi làng lớn là Ea Knuêk và Ea Yông; mỗi làng có chợ, trạm xá, nơi cung cấp nước đảm bảo sức khỏe cho công nhân… các đồn điền đều có triển vọng tốt đẹp, cây cà phê trồng và chăm sóc tốt, cao đều 1,4 mét, các đồi chè xanh gốc Nam Dương trồng vào tháng giêng năm 1921 vượt quá 2 mét.
Một vài tư liệu mô tả trên cho thấy việc trồng cà phê lúc này đã được giới chủ Pháp rất chú trọng và có triển vọng trở thành một ngành trồng trọt chủ lực trên vùng đất Buôn Ma Thuột. Với các điều kiện tự nhiên phù hợp, được trồng và chăm sóc tốt nên chất lượng cà phê ngày càng tăng lên, kích thước hạt lớn, chất lượng nước đậm đà rất được ưa chuộng ở Pháp và một số nước Châu Âu. Ngoài hương vị thơm ngon đặc trưng tự nhiên, thời kỳ này cà phê Buôn Ma Thuột còn nổi danh với một loại cà phê mang tính huyền thoại là “cà phê Chồn”. do đặc điểm để cà phê chín mọng gần hết mới thu hoạch, nên một loại Chồn màu xám có tên địa phương là Mija thường ăn những trái cà phê ngon nhất, sau đó thải ra phần nhân đã được hấp thụ các chất trong cơ thể nó; người ta lấy về rửa sạch, phơi khô, xat vỏ thóc, rang xay, tạo nên một loại cà phê danh bất hư truyền ít người được thưởng thức.
Tuy nhiên, thời kỳ này do bệnh gỉ sắt phát triển mạnh trên cây cà phê Chè, làm giảm đáng kể năng suất, nên các chủ đồn điền pháp lần lượt chuyển sang trồng loại cà phê Vối (cà phê chè chỉ còn khoảng 1% diện tích),năng suất cao, chất lượng thơm ngon hơn. chính vì vậy cà phê vối robusta, được chọn lọc qua nhiều thập kỷ, đã trở thành cây cà phê chủ lực ở vùng đất Buôn Ma Thuột bởi khả năng thích nghi với điều kiện tự nhiên, chất lượng và hiệu quả kinh tế cao của nó. Đến năm 1959 đã có 49 đồn điền trồng cà phê ở khu vực Buôn Ma Thuột (bao gồm cả Buôn Hồ, Phước An) với tổng diện tích trên 5.200 ha; trong đó riêng đồn điền C.H.P.I là 576 ha. Ngoài các đồn điền cũ do Pháp kiều quản lý, cũng đã dần xuất hiện một số đồn điền trồng cà phê do người dân tộc bản xứ và người Kinh khai phá, làm chủ. Đến năm 1975, tổng diện tích cà phê ở Đắk Lắk đã tăng lên 8.600 ha, cho sản lượng hàng năm trên 11.000 tấn, hầu hết là cà phê vối robusta. Trong đó, các đồn điền cà phê danh tiếng như công ty Cao Nguyên Đông Dương (C.H.P.I), An-đơ-rây guy-be (Andrei guibert), Vina café, Société agricole d’ eatul, Société du domaine de chu sue, Guy-be ba-to-li (guibert batolli), Ô-tơ-roa-xơ (Aux trois soeurs) chiếm giữ đến 68% diện tích; các đồn điền nhỏ chiếm 18% diện tích; 75 trang trại hộ cá thể chiếm 14% diện tích cà phê toàn tỉnh. tuy xuất khẩu chưa nhiều, nhưng thông qua con đường du lịch, hạt cà phê Buôn Ma Thuột đã đến được nhiều quốc gia trên thế giới và nhiều người thực sự ngưỡng mộ chất lượng và hương vị thơm ngon của nó [3].
Sau ngày miền Nam giải phóng, tỉnh Đắk Lắk đã sớm quan tâm phát triển ngành sản xuất cà phê. ngày 12-11-1975, Ủy Ban Nhân dân cách mạng tỉnh Đắk Lắk ra quyết định trưng thu tài sản, đất đai của các đồn điền; đồng thời vận động 75 hộ cá thể hiến lại 1.196 ha cà phê; trên cơ sở đó thành lập các nông trường cà phê như: Thắng lợi, Ea Hồ, 10-3, Đức Lập do công ty quốc doanh nông nghiệp tỉnh trực tiếp quản lý. đồng thời một loạt các nông trường cà phê quốc doanh thuộc trung ương quản lý cũng ra đời trên địa bàn cùng với sự hợp tác của một số quốc gia trong khối Đông Âu (cũ) như Đức, Tiệp khắc, Liên xô (cũ) đã đến hợp tác để khai thác vùng cà phê với lợi thế về đặc trưng về tự nhiên và danh tiếng vốn có của nó.
Từ sau năm 1986, nhờ chính sách đổi mới kinh tế của đảng và nhà nước, tỉnh Đắk Lắk chủ trương đầu tư trồng mới, thâm canh rộng rãi trong nhân dân, từ đó bắt đầu hình thành các vùng tập trung chuyên canh cà phê lớn ở thành phố Buôn Ma Thuột và các huyện Krông Păc, Cư m’gar, Ea h’leo, Đăk mil, Krông ana, Krông Búk, Krông Năng và Ea kar. các vùng chuyên canh này chiếm 86% diện tích và 89% sản lượng cà phê toàn tỉnh.
Với bề dày về truyền thống và tích lũy kinh nghiệm hơn 70 năm của ngưòi dân trồng cà phê nơi đây, cà phê Buôn Ma Thuột đã hội đủ các yếu tố bền vững và ngày càng khẳng định vị trí vững chắc trong nền sản xuất hàng hoá của tỉnh Đắk Lắk ( giá trị sản phẩm cà phê hàng năm chiếm 35% GDP và 85% tổng kim ngạch xuất khẩu của tỉnh). sản phẩm cà phê vối robusta đã trở thành biểu tượng và là niềm tự hào của tỉnh Đắk Lắk nói chung, vùng địa danh Buôn Ma Thuột nói riêng trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế.
Buôn Ma Thuột Café tổng hợp

DN Phạm Đình Nguyên và câu chuyện Phin Deli

 Rất nhiều người hỏi: “Sau khi mua Buford, ôm một cục nợ, anh đã thu lại được gì chưa?”. Tôi trả lời ngay: “Ngay khi mua thị trấn, tôi đã có lời rồi”.


Pham Dinh Nguyen
Nói đến Phạm Đình Nguyên, Giám đốc Công ty Dịch vụ Phân phối Tổng hợp Quốc tế (IDS) ít ai biết đến. Thế nhưng khi nhắc đến một doanh nhân Việt Nam đã mua lại thị trấn Buford ở Mỹ hồi tháng 4 năm ngoái, nhiều người ồ lên: “À, biết rồi!”. Và ngay sau khi nhắc đến anh, rất nhiều câu hỏi: “Anh ta đã làm được gì cho Buford? Thị trấn đó đã mang lại tiền lời chưa?”. 
Hơn một năm im hơi lặng tiếng, “ngài Thị trưởng” Buford đã có câu trả lời khi tuyên bố chính thức đổi tên thị trấn Buford thành PhinDeli cùng chiến lược kinh doanh mới. Anh kể:
Khi đấu giá thành công thị trấn Buford với giá 900.000 USD, nhiều người hỏi tôi sẽ làm gì với Buford, một thị trấn hiu hắt, nhỏ bé. Thú thiệt, lúc đó tôi cũng chưa biết sẽ làm gì.
Khi tham gia đấu giá, tôi chỉ nghĩ đơn giản, một thị trấn chỉ có 4 ha nổi tiếng như vậy, chắc chắn sẽ có nhiều việc để làm ở đây. Nó có thể dùng để làm showroom giới thiệu những sản phẩm “quốc hồn quốc tuý” của Việt Nam và làm bàn đạp để tiến vào thị trường Mỹ.
Tuy nhiên, khi đem ý tưởng chia sẻ, bàn bạc với bạn bè, ai cũng e dè vì thấy tôi chưa làm được gì cả. Cũng có người nói thẳng: “Làm không được đâu!”.
Buford Trading Post
Cửa hàng tiện lợi Buford Trading Post. Ảnh: BBC
Với tinh thần “không gì không thể”, hơn nữa, muốn người khác tin tưởng thì mình phải làm được một cái gì đó thành công, nên tôi quyết định tìm một sản phẩm vốn là thế mạnh của Việt Nam hoặc gắn kết với văn hóa Việt để làm thương hiệu gắn với Buford.
Trong quá trình đi tìm sản phẩm, tôi chợt nghĩ đến cà phê, vì Việt Nam xuất khẩu cà phê đứng thứ hai trên thế giới nhưng vị thế cà phê thành phẩm của Việt Nam trên thị trường thế giới lại khá khiêm tốn.

- Vậy sau cà phê, anh có ý định giới thiệu những nông sản khác của Việt Nam không?


DN Phạm Đình Nguyên:
 Trước mắt, chúng tôi cần tập trung cho thương hiệu Phin Deli mạnh ở thị trường trong nước và ở Mỹ, sau đó mới mở rộng ra thị trường quốc tế. Hơn nữa, khi tôi thành công ở thị trấn này thì mới tạo được niềm tin cho những doanh nghiệp khác có thể đi theo mình.


- Sau một năm mua thị trấn triệu đô, anh vẫn loay hoay chưa làm được gì và vẫn phải nai lưng làm trả nợ, vậy hỏi thật nhé, có khi nào anh ân hận không?
DN Phạm Đình Nguyên: Tôi không kinh doanh bất động sản nên không cảm thấy quyết định của mình là vội vàng. Kinh doanh là phải biết nhìn thấy và nắm bắt cơ hội và tôi nhìn thấy trong thương vụ này một cơ hội để làm marketing.
Mặc dù Buford chỉ là một thị trấn nhỏ, chỉ có một siêu thị mini khoảng 200m2, một cây xăng, một trạm bưu điện, nhưng theo tôi, đây là một thị trấn đặc biệt.
Mình làm gì ở thị trấn đặc biệt này thì truyền thông Mỹ và quốc tế cũng sẽ theo dõi, nên có thể tận dụng để có cách truyền thông nhanh nhất, rẻ nhất cho bất cứ sản phẩm hay thương hiệu nào.
Không phải tự nhiên khi thị trấn này rao bán lại có tới 46 nước đăng tin. Người tham gia đấu giá đến từ các bang của Mỹ như New York, Florida, Kansas, Wyoming và nhiều nước khác.
Rất nhiều người hỏi: “Sau khi mua Buford, ôm một cục nợ, anh đã thu lại được gì chưa?”. Tôi trả lời ngay: “Ngay khi mua thị trấn, tôi đã có lời rồi”.
Dù có người ngạc nhiên, nhưng theo tôi, nếu bỏ ra một triệu đô để làm marketing theo kiểu truyền thống, tôi sẽ không có một đợt truyền thông lớn như vậy.
Nó vừa giúp cho cá nhân tôi được nhiều người biết đến, vừa mang lại cho tôi một giá trị tinh thần rất lớn, bởi lần đầu tiên có một thị trấn của Mỹ do một người Việt Nam sở hữu.
Khi ở nước ngoài, đọc báo thấy thông tin: “Một doanh nhân Việt Nam bí ẩn mua toàn bộ thị trấn Buford”, thì chỉ cần đọc thấy hai chữ Việt Nam là tôi đã sung sướng rồi!
Thực tế, cũng có nhiều người Trung Quốc, Philippines đề nghị tôi sang nhượng lại thị trấn này nhưng tôi không bán, nhất là sau sự kiện đấu giá được báo chí Mỹ và các nước quan tâm, tôi thấy giá trị của Buford đã lớn hơn.
Tất nhiên, khi sở hữu giá trị tinh thần như vậy, tôi không để cho nó tồn tại một cách buồn tẻ, nhưng làm gì và thế nào thì phải có thời gian. Việc đổi tên Buford thành Phin Deli chính là khởi đầu cho kế hoạch đầu tư của chúng tôi cho thị trấn này với chi phí trên vài trăm ngàn USD.
- Với một thị trấn đã có lịch sử 147 năm, anh có lường trước những trở ngại khi đổi tên Buford thành Phin Deli?
DN Phạm Đình Nguyên: Khi tôi có ý định đổi tên thị trấn, bạn bè khuyên tôi phải thận trọng.
Trước khi quyết định, tôi hỏi ý kiến ông Don Sammons, người đã 30 năm sống ở đây và quản lý hoạt động của thị trấn này. Ông cho rằng, không có vấn đề gì vì nước Mỹ là một nước hợp chủng quốc văn hóa rất đa dạng.
Tuy nhiên, thị trấn này đã có bề dày lịch sử 147 năm, nên chăng gắn thêm cho nó một cái tên mới cùng với tên cũ. Tôi thấy ý tưởng này rất hay nên quyết định đổi tên thành Phin Deli Town Buford, nghĩa là vẫn tạo ra một tên mới nhưng không gạt bỏ lịch sử cũ.
Dĩ nhiên, khi thay đổi tên một địa danh lâu đời, chắc chắn sẽ có người thích, không thích, nhưng một lần nữa, nó làm cho người ta quan tâm hơn. Có thể sẽ có người muốn tìm đến để xem “thị trấn của thằng cha dở hơi người Việt làm ăn cái gì”…
Nhờ vậy, nó sẽ là điểm dừng chân cho nhiều người. Song, điều đặc biệt là thị trấn này nằm ở lưng chừng quốc lộ và là đường nối đến hai điểm du lịch nổi tiếng từ San Francisco qua New York.
Vì vậy, các tài xế thường dừng lại đổ xăng hoặc mua những món đồ cần thiết cho hành trình. Và chắn chắn khi đến đây, nhiều người sẽ hỏi “Phin Deli là gì?” rồi họ sẽ tìm hiểu, lâu dần nơi đây sẽ trở thành điểm dừng chân quen thuộc…
- Nhưng tại sao lại là Phin Deli, thưa anh?
DN Phạm Đình Nguyên: ”Deli” là chữ viết tắt của “Delicious”, nghĩa là ngon, còn “Phin” là cái phin để pha cà phê. Trên thế giới, chỉ có Việt Nam mới có cà phê phin và mới có chữ phin. Và đó cũng là cách tôi mang văn hóa cà phê Việt đến đất Mỹ để quảng bá.
Trên thế giới và ở Mỹ, từ “phin” cũng nhiều người biết như từ “phở” vậy. Nếu lên YouTube, kiếm chữ “phin”, sẽ thấy nhiều clip người Mỹ dạy cách pha cà phê phin theo kiểu người Việt.
- Có người cho rằng việc anh mua cả một thị trấn là cách nhanh nhất để có “thẻ xanh” ở Mỹ?
DN Phạm Đình Nguyên: Khi mua thị trấn này là lần đầu tiên tôi đi Mỹ, nên tôi không có ý niệm gì về thẻ xanh, thẻ đỏ. Thực chất, không phải bỏ ra một triệu USD mà có đến ba hay năm triệu USD, anh cũng không lấy thẻ xanh được vì còn nhiều quy định chặt chẽ khác.
Hơn nữa, nếu chỉ lấy thẻ xanh thì còn nhiều cách hơn. Chẳng hạn, đầu tư 500 ngàn USD vào một doanh nghiệp nào đó đang làm ăn có lãi ở Mỹ thì an toàn và dễ dàng hơn nhiều so với việc mua một thị trấn hoang vắng.

- Còn mục đích làm thương hiệu cá nhân?
DN Phạm Đình Nguyên: Bất cứ ai cũng có quyền hoài nghi, nhưng khi tôi mua Buford thì đây chỉ đơn thuần là một thương vụ kinh doanh.
Hơn nữa, khi thương vụ đấu giá diễn ra, không ai có thể chắc chắn rằng dư luận, truyền thông sẽ đưa tin thế nào, tốt hay xấu. Thật ra số tiền 900.000 USD đối với một số người là lớn, nhưng với một số người khác lại là nhỏ.
Vấn đề là mình nhìn thấy ở đó một giá trị. Và giá trị ở Buford vừa là lợi nhuận, vừa là tinh thần. Tôi rất vui vì nhiều người Việt đi qua thị trấn, gửi cho tôi những câu chúc mừng, có người muốn hợp tác, có người nói rất buồn vì không thấy thị trấn này hoạt động…
Bang này rất ít người Việt nhưng có quốc lộ 80 rất đông xe cộ qua lại. Đó cũng là lý do ông Don Sammons có thể kiếm được lợi nhuận ròng một năm hơn 100.000 USD.

- Vậy với anh, 900.000 USD là lớn hay nhỏ?
DN Phạm Đình Nguyên: Vừa lớn, vừa nhỏ. Nó rất lớn vì hiện nay tôi vẫn phải lao động cật lực để trả nợ. Còn rất nhỏ là những gì tôi nhận được như đã chia sẻ.

- Nhưng đằng sau “cái được” cũng có không ít áp lực?
DN Phạm Đình Nguyên: Đúng. Sau khi mua xong Buford, người khen, nhưng cũng có người có chê bai: “Mày dư tiền quá, liều quá!”, hoặc “Thằng cha này chơi ngông, mua xong chẳng làm được gì cả!”.
Tất cả đều là áp lực, nhưng với tinh thần “dám nghĩ, dám làm” của doanh nhân Việt, tôi không nản chí và cố gắng tìm kế hoạch để hiện thực hóa ý tưởng.
- Anh thừa nhận không biết thưởng thức cà phê, lại không am hiểu về cà phê, liệu đó có là điểm yếu để chọn cà phê để làm thương hiệu chủ lực cho kinh doanh?
DN Phạm Đình Nguyên: Rất may, tôi có người bạn là anh Đỗ Quốc Tuấn, từng làm giám đốc marketing cho Tập đoàn Kraf Food, cũng kinh doanh cà phê và rất am hiểu cà phê.
Khi tôi chia sẻ ý tưởng, anh Tuấn cũng đang ấp ủ xây dựng một thương hiệu cà phê. Vì vậy, chúng tôi cùng bắt tay vào dự án và mất 8 tháng mới có thành phẩm và thương hiệu Phin Deli.
- Giả sử có tình huống xấu nhất là thương hiệu Phin Deli không thành công...
DN Phạm Đình Nguyên: Chắc chắn sẽ có người hoài nghi về ý tưởng này, cũng như nhiều người đã từng hoài nghi khi tôi tham gia đấu giá thị trấn Buford hồi năm ngoái.
Song, kinh doanh là phải tính đến rủi ro, nếu lúc nào cũng tính sự an toàn thì đôi lúc không còn cơ hội. Đó cũng là bài học, cái giá phải trả và thử thách của người làm kinh doanh. Nhưng tôi tin Phin Deli sẽ thành công!
- PhinDeli sẽ làm thế nào để phổ biến văn hóa uống cà phê người Việt trên đất Mỹ, thưa anh?
DN Phạm Đình Nguyên: Đúng là người Mỹ không có nhiều thời gian, thậm chí họ vừa đi vừa uống cà phê. Tuy nhiên, người Mỹ cũng là người rất thích sự đa dạng về văn hóa, nhất là ẩm thực, trong đó có cà phê và họ rất thích đón nhận cái mới.
Cũng có lúc họ nghỉ ngơi nên ly cà phê Việt Nam lúc đó sẽ là lựa chọn nếu cà phê mình thơm, ngon, đặc sắc hơn cà phê uống liền. Nhóm khách hàng chúng tôi nhắm đến là những người Mỹ ưa chuộng sự đa dạng và người Mỹ gốc Việt, kiều bào Việt Nam.
Để đưa Phin Deli vào Mỹ, chúng tôi giới thiệu cà phê phin trên thị trấn Buford, sau đó sẽ bán cà phê trên trang thương mại điện tử hàng đầu của Mỹ như amazon.com, vào chuỗi siêu thị người châu Á và người Mỹ, sau đó mở rộng ra nước khác.
-  Từng làm việc cho Coca – Cola Việt Nam, Nokia Việt Nam, Effem Food, sau đó làm Phó tổng giám đốc Công ty ICP, rồi Giám đốc toàn quốc kênh hiện đại cho Tập đoàn Kinh Đô, và thành lập IDS, hẳn anh có nhiều kinh nghiệm để làm một “CEO thị trưởng”?
DN Phạm Đình Nguyên: May mắn của tôi là được làm việc ở các công ty lớn của nước ngoài và trong nước nên tôi học được rất nhiều, như cách làm việc khoa học, quy trình quản lý của các công ty nước ngoài.
Nhưng tôi không rơi vào cái lỗi là cắt, dán những kiến thức, điều học được ấy để áp dụng cứng nhắc vào doanh nghiệp của mình khi những kinh nghiệm ấy đã được tôi trải nghiệm ở ICP, Kinh Đô… Nhờ vậy, tôi đã tránh được tiền đóng “học phí” khi làm công ty riêng.
- Trong số các lãnh đạo anh từng làm việc, người nào có ảnh hưởng nhiều nhất với anh?
DN Phạm Đình Nguyên: Có hai người, đó là anh Phan Quốc Công và anh Trần Kim Thành. Hai người hai phong cách lãnh đạo nhưng đều có một điểm chung là tạo ra linh hồn cho công ty và có sức truyền cảm hứng rất lớn.
Thời gian làm việc ở hai công ty này, tôi học được ở anh Công tinh thần “đi đến cùng” mà sau này tôi sử dụng làm slogan cho mình là “Không gì không thể”, đặc biệt là tầm nhìn xa và khả năng hiện thực hóa tầm nhìn đó.
Còn anh Thành thì có cách lãnh đạo linh hoạt, tất cả những gì khó khăn, khó hiểu nhất đều được anh giải thích, diễn thuyết một cách thuyết phục, dễ hiểu, đơn giản, vận dụng bằng thực tế, không máy móc, thông qua đó truyền được sự hứng khởi cho nhân viên.
- Xin cảm ơn anh và chúc anh sớm thành công những kế hoạch đang theo đuổi.
thị trấn Buford
Tuyến đường sắt xuyên lục địa chạy qua thị trấn Buford. Ảnh: MSN
Nguồn: Giaoduc.net.vn