2.20.2014

AnTháiCafé – Văn hóa từ một góc nhìn

Với lợi thế là một vùng đất đỏ bazan màu mỡ,có những ưu thế đặc trưng về điều kiện tự nhiên, cao nguyên Buôn Ma Thuột không những là nơi cây cà phê sinh trưởng tốt,mà còn tạo nên hạt cà phê chất lượng cao,hương vị khác biệt so với nhiều vùng đất khác

Với mỗi người dân nơi đây, uống cà phê đã trở thành một nhu cầu không thể thiếu trong sinh hoạt hàng ngày, cũng cần như cơm ăn, nước uống vậy. Mời nhau đi uống cà phê đã trở thành một nét văn hóa đẹp ở Buôn Mê Thuột. Cà phê đã được người dân ở đây coi là một thứ đồ uống phổ thông, bình dân, ai cũng có thể uống, uống bất cứ đâu và uống vào bất kể giờ giấc nào trong ngày. Ly cà phê được coi là cầu nối giao tiếp đưa con người xích lại gần nhau tựa như miếng trầu trong quan niệm truyền thống của người dân đồng bằng Bắc Bộ.
Đây cũng được coi là nét văn hóa đặc thù của vùng đất được mệnh danh là “thủ phủ cà phê” của cả nước. Thưởng thức cà phê ở Buôn Ma Thuột không chỉ để kích cầu khả năng tiêu thụ lượng cà phê bột tăng lên 18-20% so với tổng sản lượng cà phê sản xuất hằng năm, mà thông qua “kênh” này để đưa văn hóa cà phê từng bước tiếp cận với mọi người. Uống cà phê để gắn kết với sự hiểu biết về đời sống sản xuất, quy trình chế biến ra thức uống “quyến rũ” này là ý tưởng của nhiều doanh nghiệp hiện nay. Trong đóAnTháiGroup là Tập Đoàn kinh doanh đa ngành nghề với hoạt động chính là sản xuất – kinh doanh các sản phẩm cà phê đã nắm bắt được tâm lý của khách hàng và thổi hồn vào dòng sản phẩm cà phê bột mang thương hiệuAnTháiCafé, với 3 dòng sản phẩm : Cà phê Hạt, cà phê Hòa Tan, cà phê Bột đem đến cho người sử dụng một phong cách hoàn toàn mới lạ:  phong cách thăng hoa cùng cảm xúc !
Điểm khác biệt của hương vị cà phê bắt đầu từ khâu chế biến. Cà phê ở Buôn Mê Thuột nói chung và cà phê mang thương hiệu AnTháiCafé nói riêng, được chế biến theo phương pháp hiện đại sử dụng máy móc công nghệ Châu Âu. Hạt cà phê chín được nông dân thu hoạch, rồi trải ra phơi nắng 2-3 tuần đến khi khô hết vỏ ngoài mới cho vào máy bóc tách vỏ. Cách sơ chế này theo một quy trình khép kín, giữ nguyên vị cà phê, cho chất lượng tốt. Khác với nhiều nơi, cà phê ở An Thái là cà phê được chế biến từ nguyên liệu 100% hạt cà phê nguyên chất không hề bị pha trộn bởi bất kỳ các loại tạp chất nào. Vì thế, ly cà phê thường không có màu đen đặc mà có màu sóng sánh vàng cánh gián đậm, vị thơm hơi khét, chất béo thoang thoảng gợi lên độ ngậy của cà phê. Người không quen uống cà phê rất dễ  bị “say” vì hàm lượng caffeine cao hơn nhiều so với các loại khác. Chính vì thế đã góp phần làm cho hương vị cà phê An Thái trở nên đa dạng, độc đáo hơn bất cứ nơi nào.
Đó là Robusta Coffee: Với mùi thơm dịu, vị đắng gắt, nước có màu nâu sánh, không chua, hàm lượng cafein vừa đủ đã tạo nên một loại cà phê đặc sắc phù hợp với khẩu vị của người dân Việt Nam.Hay Arabica Coffee: Khi pha cho nước có màu nâu nhạt sánh, mùi vị đắng rất đa dạng từ đắng dịu hương thơm nhẹ nhàng quyến rũ đến vị đắng lẫn hương thơm nồng nàn, đặc biệt có vị hơi chua rất lôi cuốn và thích hợp với khẩu vị của các quý bà. Là cả một quá trình kết hợp tinh túy của sự duy nhất với những hạt cà phê no tròn của các giống cà phê Robusta có vị đắng gắt, hương thơm say đắm, hàm lượng cafein cao, nước màu đen sánh đó là những gì mà Culi coffeemang đến. Hương chồn Coffee: là sự kết hợp chọn lọc từ hạt Arabica và Robusta kết hợp với quy trình sản xuất lên men công nghệ sinh học tạo ra mùi vị giống cà phê chồn. Và không quên nhắc tới Hương Mật Ong Coffee:Tuyển chọn từ những hạt tốt nhất của hai dòng cà phê Arabiaca và Robusta sau đó được sao tẩm bởi Mật Ong rừng Tây Nguyên, mang hương vị đặc trưng riêng.
Trên hành trình khám phá yếu tố văn hóa, để có một cái nhìn toàn diện về một thứ đồ uống vừa phổ thông mà cũng rất cầu kỳ này, thực khách có thể vào bất cứ quán nào. Từ những quán cóc vỉa hè bình dân, cho đến những thương hiệu chế biến rang xay cà phê nổi tiếng. đáp ứng nhu cầu của mọi người với những sở thích, phong cách khác nhau. Muốn thưởng thức hết cái thú vị của cà phê Ban Mê bạn có thể dừng chân tại Cà phê An Thái A91 Hiệp Phúc, Lộc Vừng, Ruby, Bing, Cỏ May, 2HK,Mộc, Tulip, Rider, Sunrise Biệt Điện…Mỗi quán cà phê được thiết kế, bài trí công phu, có phong cách riêng… Nhưng dù theo phong cách nào thì ở không gian đó vẫn toát lên không khí đặc trưng của mảnh đất Tây Nguyên hoang sơ, nhiều bí ẩn. Và điều đặc biệt ở đây là AnTháiCafé đã nhanh nhạy nâng cao những giá trị có sẵn của cà phê Buôn Ma Thuột lên thang bậc mới với những “cảm xúc” phong phú, đa dạng. Chính vì thế đã góp phần làm cho hương vị cà phê ở xứ sở này trở nên đa dạng, độc đáo hơn bất cứ nơi nào. 


Những phác họa trên ít nhiều cho thấy bức tranh về văn hóa cà phê ở đây đã dần hình thành từ những nét rất riêng và hết sức đặc thù của vùng đất được thiên nhiên ưu đãi. Song, đó chỉ là phần dễ nhìn thấy của một tập hợp giá trị để làm nên diện mạo văn hóa ấy. Còn nói như bà Tôn Nữ Thị Ninh: cội rễ của nó phải bắt đầu từ đời sống của những người trực tiếp làm ra hạt cà phê. Có nghĩa họ là chủ thể trong quá trình hình thành nên “hình hài” văn hóa đó.


    Thi Hương

    Nguồn: http://daklak24h.com.vn/

    0 nhận xét:

    Đăng nhận xét