3.27.2013

"Nguồn năng lượng cho sự khởi động của trí não"


Tình yêu và sự đam mê cà phê mãnh liệt của những con người vùng đất Tây Nguyên đã thổi hồn vào ly cà phê mang thương hiệu AnTháiCafé, đem đến cho người sử dụng một phong cách hoàn toàn mới lạ: phong cách thăng hoa cùng cảm xúc!  Từ những hạt cà phê nguyên gốc và tốt nhất đã được chắt chiu, chọn lựa một cách tỉ mỉ kết hợp với những bí quyết rang xay huyền bí phương Đông, chúng tôi gửi đến những người yêu và sành cà phê hơn cả một ly cà phê thơm ngon, quyến rũ của dòng sản phẩm cà phê bột mang thương hiệu AnTháiCafé. Đó là nguồn năng lượng cho sự khởi động của trí não, cho cảm hứng của những ý tưởng sáng tạo và cho những thành công.

 
Gold coffee của AnThaiCafe là sản phẩm được tạo bởi sự kết hợp hài hòa giữa công nghệ chế biến cà phê Việt Nam với thiết bị sản xuất hiện đại của Châu Âu để có được sản phẩm cà phê mang hương vị độc đáo của xứ sở cà phê Buôn Ma Thuột
  



Biểu tượng Vua chồn là sản phẩm cà phê bột cao cấp của chúng tôi, công nghệ sản xuất giữ lại phần tinh túy nhất của nhân cà phê chọn lọc, công thức sao tẩm hợp lý dựa trên kinh nghiệm hàng chục năm của những người thợ vùng cao nguyên dần đưa vào quy trình tự động hóa. Là sự kết hợp độc đáo giữa truyền thống và hiện đại.Ngon hơn khi dùng nóng kèm với sữa.






Là sản phẩm được cung cấp cho hệ thống quán cà phê từ Nam chí Bắc.Sản phẩm được chế biến bởi công thức chính có một số biến đổi nhỏ để phù hợp với gu người tiêu dùng từng vùng khác nhau, mỗi vùng thị trường có ký hiệu riêng, lưu thông có định hướng và kiểm soát bởi hệ thống phân phối của công ty.




Chồn Nâu là tuyệt tác của antháicafé dựa trên ý tưởng của huyền thoại này, cho ta một chất lượng tuyệt hảo, một sự hài lòng thật sự khi thưởng thức Chồn Nâu


3.22.2013

Quảng cáo cà phê ấn tượng nhất thế giới

3.18.2013

An Thái Cafe – Tìm đối tác kinh doanh



AN THÁI CAFÉ – Tìm kiếm nhà phân phối, đại lý, cộng tác viên toàn quốc
An Thái Café là một trong bốn nhà sản xuất cà phê lớn nhất Việt Nam và là nhà sản xuất cà phê hòa tan giá sỉ số #1 Việt Nam. Với nhiều năm kinh nghiệm sản xuất cà phê được sự tín nhiệm và đánh giá cao của khách hàng cũng như đối tác, chúng tôi luôn tuân thủ tiêu chuẩn sản xuất nghiêm ngặt từ khâu chọn lọc nguyên liệu cho tới khâu chế biến thành phẩm.
Do nhu cầu phát triển thị trường, chúng tôi đang tìm kiếm các đại lý tiềm năng là nhà phân phối, cộng tác viên tại các tỉnh thành trong và ngoài nước.
Cafe 1
Cà phê An Thái tuân thủ qui trình sản xuất nghiêm ngặt theo ISO 9001:2008 và HALAL. Cà phê có màu đẹp, đạt chuẩn, chất lượng tốt, ổn định và mùi đặc trưng, giá cả cạnh tranh.
An Thái Café luôn kiên trì theo đuổi chính sách CÔNG TY PHÁT TRIỂN CÙNG CÁC NHÀ PHÂN PHỐI, CỘNG TÁC VIÊN VÀ ĐẠI LÝ.
Với các tiêu chí: Giá tốt nhất, chiết khấu cao, hỗ trợ, cam kết gắn bó lâu dài và cùng phát triển VÀ ĐẶC BIỆT VỚI CHÍNH SÁCH DÀNH CHO HỆ THỐNG KINH DOANH CỦA QUÝ KHÁCH HÀNG.
Chúng tôi luôn chào đón và hoan nghênh sự hợp tác từ Quý khách hàng. Chúc Quý khách hàng nhiều sức khỏe và thành công.
Mọi thông tin chi tiết xin vui lòng liên hệ:
Cty CP Đầu tư & Phát triển An Thái


Trợ lý Kinh doanh - Ms. Hoàng Trinh

DĐ: (084) - 0938 117 881 - 0935 809 369
ĐC: Lô B03, 04 - KCN Hoà Phú, Buôn Mê Thuột, Dak Lak, Việt Nam

Y.M: hoang.trinh86
Skype: hoang.trinh109
Email:  hoang.trinh109@gmail.com
Web:   www.anthaicafe.blogspot.com
 www.anthaigroup.com
Trao niềm tin – Nhận giá trị

3.15.2013

Nông dân mong chờ gì từ Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột?

(VOV) -Người dân mong mỏi qua lễ hội sẽ đem lại cho họ sự yên tâm về giá cả, thị trường tiêu thụ sản phẩm.
  • Lễ hội cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 4 bế mạc ngày 12/3. Lượng người dự lễ hội đông kỷ lục đã cho thấy, cà phê Buôn Ma Thuột nói chung và cà phê Việt Nam nói riêng ngày càng có vị thế quan trọng, thu hút được sự quan tâm của đông đảo người dân và du khách.
Lễ hội lần này cũng được tổ chức chu đáo, có chiều sâu, đảm bảo những lễ hội cà phê sau này thêm phần hấp dẫn.
13 nội dung được Ban tổ chức triển khai trong lễ hội cà phê lần này đã đọng lại trong lòng du khách trong nước và quốc tế nhiều ấn tượng tốt đẹp.
Cụ thể bên trong khu vực chính của Lễ hội cà phê Buôn Ma Thuột được tổ chức chính là Hội chợ các gian hàng cà phê được diễn ra tại khuôn viên bảo tàng tỉnh Đắk Lắk.
Thiếu nữ Tây Nguyên tại lễ hội cà phê (Ảnh: Hà Nội mới)
Những gian hàng cà phê mang thương hiệu riêng như: Netcafé, Simexco Đắk Lắk, Inexim Đắk Lắk, Trung Nguyên, An Thái, Vinacafé... đều có chung nguyên liệu cà phê Robusta nổi tiếng của Việt Nam, nhưng kỹ thuật chế biến và nghệ thuật pha chế khác nhau.
Bên cạnh đó những du khách đến tham quan, từ trẻ em tới người già đều có thể được thưởng thức, nhấm nháp những ly cà phê miễn phí, những không gian văn hóa cà phê mang đậm chất Tây Nguyên đầy thu hút...
Phấn khởi, vui vẻ cũng là cảm nhận chung của hầu hết người dân trên địa bàn các tỉnh Tây Nguyên cũng như du khách đến từ nhiều địa phương khác. Theo du khách, lễ hội cà phê không chỉ là cơ hội để họ được thưởng thức các sản phẩm cà phê miễn phí mà còn được giao lưu, học tập và chia sẻ kinh nghiệm trong quá trình sản xuất cà phê.
Anh Phạm Văn Kề, một nông dân trồng cà phê ở huyện Bảo Lâm, tỉnh Lâm Đồng, đề xuất: “Tôi mong muốn tỉnh Đắk Lắk tổ chức 1 hoặc 2 lần/năm để cho bà con nông dân chúng tôi tìm hiểu, học hỏi nhiều hơn nhằm cải tạo tiên tiến hơn vườn cà phê và năng suất cao hơn, hiệu quả hơn”.
Lễ hội cà phê còn có ý nghĩa lớn đối với ngành cà phê Việt Nam trong bước phát triển ngày càng mạnh mẽ hơn, nhằm nâng cao giá trị thương hiệu cà phê Việt Nam và quảng bá thương hiệu cà phê Buôn Ma Thuột, cà phê Việt Nam với thế giới.
Lễ hội còn đánh dấu sự nhìn nhận một cách đúng đắn của người dân, doanh nghiệp và các nhà khoa học cũng như chính quyền về sự cần thiết phải xây dựng vị trí cụ thể của cà phê Việt Nam tương xứng với tiềm năng của một quốc gia xuất khẩu cà phê hàng đầu thế giới.
Nói về sự kiện này, ông Phan Văn Tâm - Giám đốc Maketting Công ty Phân bón Bình điền – một trong hai đơn vị tài trợ chính cho Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột, nói: “Ngoài tri ân bà con nông dân, lễ hội cũng muốn gửi đến một thông điệp cho các nhà quản lý, các nhà sản xuất cũng như các nhà khoa học hãy cùng nhau phối hợp để đưa ngành sản xuất cà phê của Tây Nguyên chúng ta hướng đến sản xuất bền vững”.
Theo đánh giá của Ban tổ chức Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 4, lượng du khách đến với Buôn Ma Thuột trong những ngày diễn ra lễ hội đạt khoảng gần 70.000 du khách, tăng hơn nhiều so với các lễ hội trước đó.
Tuy nhiên, dù đã được chuẩn bị trước, nhưng thực tế vẫn còn những điều khiến du khách phiền lòng như: Tình trạng móc túi, trộm cắp vẫn diễn ra, nhiều du khách phải thuê nhà trọ giá cao gấp đôi, thậm chí gấp 3 giá ngày thường; giá gửi các phương tiện xe máy, ô tô cao hơn nhiều lần so với giá mà ban tổ chức đề ra là 5.000 đồng/xe máy và 20.000 đồng/ô tô.
Và điều quan trọng hơn mà người dân mong mỏi ở lễ hội cà phê là làm sao để lễ hội cà phê mỗi lần tổ chức phải là một ngày hội thực sự của người nông dân trồng cà phê và đem lại cho họ sự yên tâm về giá cả, thị trường tiêu thụ sản phẩm của mình làm ra chứ không chỉ là lễ hội của chính quyền, doanh nhân, nhà khoa học và du khách./.

Phạm Duy/VOV-Tây Nguyên

Tổng vốn đầu tư cho ngành công nghiệp thực hiện trên 2.924 tỷ đồng


Theo Sở CôngThương, tổng vốn đầu tư cho ngành công nghiệp của tỉnh năm 2012 thực hiện trên 2.924 tỷ đồng, trong đó vốn đầu tư từ ngân sách là 42,532 tỷ đồng , vốn đầu tư của các thành phần kinh tế là trên 2.882 tỷ đồng.

Công nghiệp cơ khí
Công nghiệp cơ khí một trong những điểm sáng trong bức tranh kinh tế công nghiệp năm 2012

Trong năm 2012 có 15 dự án hoàn thành đi vào hoạt động, tổng vốn đầu tư  thực hiện là 235 tỷ đồng, trong đó bao gồm: 10 dự án công nghiệp, 5 dự án đầu tư lưới điện. Có 36 dự án công nghiệp tiếp tục đầu tư xây dựng và chuyển tiếp sang năm 2013, với tổng vốn đầu tư  là 1.930 tỷ đồng (20 dự án công nghiệp, 4 dự án thuỷ điện và 10 dự án đầu tư khu, cụm công nghiệp, 2 dự án lưới điện). Tình hình đầu tư các dự án công nghiệp năm 2012 đã có sự chuyển biến về cơ cấu đầu tư so với các năm trước chủ yếu là đầu tư thủy điện, lượng vốn tập trung ở các dự án nhà máy chế biến cà phê, cao su, phân bón,… như: cà phê hoà tan - công ty cà phê An Thái, Công ty cà phê Ngon, nhà máy chế biến gỗ của Công ty Tam Phát – M’Đrak...
Theo Báo Đăk Lăk

Cà phê Dak Lak: Khẳng định thương hiệu bằng quy trình chế biến thân thiện với môi trường


Để xây dựng thương hiệu và nâng cấp chuỗi giá trị cà phê, các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh cà phê trong tỉnh đã chú trọng triển khai thực hiện các dự án phát triển cà phê sạch, cà phê bền vững cũng như áp dụng quy trình chế biến hiện đại, thân thiện với môi trường.
  • Xử lý cà phê trước khi đưa vào hệ thống chế biến cà phê ướt tại Công ty TNHH MTV Cà phê Thắng Lợi.
    Xử lý cà phê trước khi đưa vào hệ thống chế biến cà phê ướt tại Công ty TNHH MTV Cà phê Thắng Lợi.
    “Chuẩn hóa” quy trình sản xuất
    Xác định sản phẩm cà phê sạch phụ thuộc vào cả quy trình từ khâu trồng, chăm sóc, thu hoạch đến chế biến nên một trong những bước đi đầu tiên của các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh cà phê là phối hợp với Viện Khoa học Kỹ thuật nông – lâm nghiệp Tây Nguyên nghiên cứu, lai tạo thành công nhiều giống cà phê mới cho năng suất cao, khả năng chống chịu bệnh tốt để cải tạo dần những vườn cà phê già cỗi. Bên cạnh đó còn áp dụng biện pháp thâm canh tiến bộ, sản xuất, chế biến thân thiện với môi trường nhằm cải thiện chất lượng sản phẩm để tăng sức cạnh tranh trên thị trường. Điển hình như Công ty TNHH MTV Cà phê Thắng Lợi từ năm 2002 đến nay đã áp dụng sản xuất cà phê sạch theo tiêu chuẩn UTZ Certified trên diện tích 1.800 ha. Công ty đã thực hiện nghiêm ngặt quy trình chăm bón, thu hoạch, sử dụng hầu hết sản lượng cà phê quả tươi đưa vào chế biến ướt nhằm nâng cao chất lượng cà phê xuất khẩu. Cùng với việc thu hoạch cà phê có tỷ lệ quả chín đạt trên 85%, Công ty đầu tư hàng chục tỷ đồng trang bị dây chuyền sản xuất cà phê ướt, máy xay xát, máy sấy, đánh bóng, bắn màu, hệ thống sân bãi, kho chứa đạt chuẩn. Nhờ vậy, sản phẩm cà phê nhân sau khi xuất xưởng đạt chất lượng cao hơn so với chế biến khô. Ông Nguyễn Xuân Thái, Giám đốc Công ty cho biết, năm 2013 là năm thứ 12 liên tục Công ty được cấp chứng nhận UTZ  Certified. Tham gia chương trình chứng nhận này, doanh nghiệp phải tuân thủ đầy đủ bộ quy tắc trên 150 tiêu chí từ khâu quản lý hồ sơ, nguồn gốc sản phẩm, quản lý canh tác đến vấn đề môi trường và xã hội. Thông qua chứng nhận UTZ  Certified, công ty giảm được chi phí đầu vào, hưởng giá trị gia tăng 40 USD/tấn cà phê xuất khẩu, đặc biệt là đã xây dựng được thương hiệu cà phê bền vững, thân thiện với môi trường. Sản phẩm cà phê bột chất lượng cao COFFE VICTORIA của Công ty ngày càng có chỗ đứng vững chắc trên  thị trường trong và ngoài nước.
    Hiện đại hóa dây chuyền, công nghệ sản xuất
    Để tạo được chỗ đứng, thương hiệu trên thị trường cho 3 dòng sản phẩm chính là cà phê hòa tan, cà phê sữa, cà phê bột, Công ty Cổ phần Đầu tư - phát triển An Thái đã áp dụng quy trình sản xuất hiện đại, đạt tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm HACCP. Đến nay, Công ty đã đầu tư 200 tỷ đồng xây dựng, cải tạo, nâng cao nhà xưởng, sân bãi, mua sắm các trang thiết bị chế biến hiện đại từ khâu rang, xay, tạo bột đến chiết xuất, sấy phun và thu sản phẩm. Bã cà phê được tận dụng sản xuất phân vi sinh bón cho cây trồng. Không chỉ đầu tư cơ sở vật chất, công ty còn đặc biệt quan tâm đến vấn đề xử lý nước thải. Từ đầu năm 2012, doanh nghiệp đã ký hợp đồng với Công ty Phát triển hạ tầng Khu Công nghiệp Hòa Phú xử lý nước thải đạt tiêu chuẩn trước khi đưa ra môi trường. Cuối năm 2013, Công ty sẽ hoàn thành công nghệ xử lý, tận dụng nước thải để sản xuất phân bón. Hằng năm, gần 200 công nhân lao động của Công ty đều được tham gia tập huấn vệ sinh an toàn thực phẩm. “Người tiêu dùng quyết định “mạng sống” của một sản phẩm cà phê. Do vậy, song song với việc nâng cao chất lượng sản phẩm, mỗi năm Công ty đầu tư 0,5 tỷ đồng cho công tác bảo vệ môi trường gắn với phát triển bền vững, nhất là khâu chế biến sản phẩm. Có như vậy, người tiêu dùng mới thực sự ủng hộ và đứng về phía mình”, ông Nguyễn Xuân Lợi, Giám đốc Công ty bày tỏ. Hiện 90% sản phẩm của Công ty đã xuất khẩu sang các thị trường tiêu thụ lớn như: Hàn Quốc, Trung Quốc, Malaysia, Thái Lan, Inđônêxia…
    Đẩy mạnh liên kết “4 nhà”
    “Muốn có sản phẩm cà phê chất lượng cao, được người tiêu dùng đón nhận thì doanh nghiệp không những cần trang bị cơ sở vật chất phục vụ chế biến hiện đại, xử lý tốt vấn đề nước thải, chất thải mà còn phải chủ động xây dựng vùng nguyên liệu bền vững. Do đó, việc liên kết “4 nhà” trong sản xuất, kinh doanh, chế biến cà phê đóng vai trò chủ đạo”, ông Lê Tiến Hùng, Phó Tổng Giám đốc Công ty TNHH MTV Xuất nhập khẩu 2-9 Dak Lak chia sẻ. Ngay từ năm 2009, Công ty đã tiên phong trong việc liên kết với người trồng cà phê ở các địa bàn trọng điểm như Cư M’gar, Ea H’leo, Krông Năng, Krông Ana, thị xã Buôn Hồ và TP. Buôn Ma Thuột để đầu tư, hỗ trợ nông dân từ vốn, cây giống đến hướng dẫn kỹ thuật trồng, chăm sóc cà phê chất lượng cao. Đến nay, Công ty đã liên kết với trên 8.700 hộ, sản xuất hơn 13.000 ha cà phê theo hướng bền vững. Nhờ vậy, người dân đã dần thay đổi tập quán canh tác cũ bằng phương thức sản xuất tiên tiến, chú trọng đến sản phẩm chất lượng và thân thiện với môi trường. Có nguồn cung nguyên liệu dồi dào, Công ty xây dựng kho chứa hàng, đầu tư mua sắm thiết bị sản xuất và chế biến cà phê chất lượng cao đạt tiêu chuẩn ISO 9001:2000. Các nhà máy chế biến đều có cây xanh và hệ thống xử lý bụi, chất thải đạt tiêu chuẩn, toàn bộ bụi, đất được hút, lắng lại và thu gom đổ theo quy định. Hằng năm, Công ty đều phối hợp với ngành chức năng tổ chức tập huấn và kiểm tra an toàn vệ sinh lao động. Nhờ vậy, kết quả sản xuất kinh doanh của đơn vị không ngừng tăng qua từng năm, chỉ tính riêng năm 2012, doanh thu đạt 6.577 tỷ đồng, tăng gấp 31 lần so với năm 1994; xuất khẩu 130.000 tấn cà phê, tăng 15,5 lần so với năm 1995.
    Cần hơn nữa sự hỗ trợ từ Nhà nước
    Toàn tỉnh hiện có hơn 30 doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh cà phê áp dụng hệ thống công nghệ chế biến ướt nhằm nâng cao chất lượng cà phê xuất khẩu. Bên cạnh đó, các trang trại, nhóm hộ gia đình sản xuất, kinh doanh cà phê trên địa bàn tỉnh cũng đã chú trọng đầu tư hệ thống chế biến cà phê ướt với công suất nhỏ, hoặc chuyển sang chế biến nửa ướt, nửa khô, hạn chế dần việc chế biến khô hoàn toàn. Tuy nhiên, để ngành Cà phê Dak Lak phát triển một cách bền vững, ngoài những cố gắng, nỗ lực của các doanh nghiệp, tỉnh cũng cần có chính sách cụ thể khuyến khích, hỗ trợ nông dân chuyển đổi những diện tích cà phê già cỗi sang cưa ghép bằng các dòng cà phê vối chọn lọc; tập hợp, liên kết người trồng cà phê theo hình thức hợp tác xã, nhóm hộ sản xuất, tránh phân tán, nhỏ lẻ như hiện nay. Ngoài ra, cần tăng cường hơn nữa mối liên kết 4 nhà, đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, đẩy mạnh thực hiện chính sách thu mua tạm trữ, bảo đảm lợi ích thiết thực cho người sản xuất. Và trên hết, để xây dựng và khẳng định thương hiệu cà phê Buôn Ma Thuột trên thị trường quốc tế, yếu tố quan trọng nhất vẫn là con người. Một khi ý thức của nông hộ, nhà sản xuất, kinh doanh, chế biến cà phê được nâng lên và ngày càng thân thiện với môi trường thì chắc hẳn chuỗi giá trị cà phê xuất khẩu Việt Nam sẽ tăng cao và tạo được vị thế, chỗ đứng trong lòng người tiêu dùng.

    Theo baodaklak

3.14.2013

CHÀNG TRAI KỲ DIỆU NHẤT HÀNH TINH SẮP ĐẾN VIỆT NAM

“Bạn nên coi mình là chiếc đũa và thế giới là nồi thịt hầm của mình, hãy khuyấy nó lên!”- đó chính là phương châm sống của một chàng trai không có cả tay lẫn chân ngay từ khi chào đời – Nick Vujicic – chàng trai kỳ diệu nhất hành tinh đã đi qua hơn 40 quốc gia và đem đến niềm hy vọng cho tất cả những người anh gặp gỡ.
“Tại sao người không thể cho con dù chỉ một cánh tay thôi?”
Trong cuốn sách “Cuộc sống không giới hạn” của mình, Nick Vujicic đã chia sẻ: Phải thú thực rằng, trong một thời gian dài tôi đã hoàn toàn tin rằng mình không có bất kỳ khả năng nào để có thể kiểm soát diễn tiến cuộc đời mình. Ngày còn nhỏ, tôi thường hỏi Chúa: “Tại sao người không thể cho con dù chỉ một cánh tay thôi? Hãy thử tưởng tượng những gì con có thể làm nếu con có một cách tay mà xem”. Có nhiều đêm tôi đi vào giấc ngủ trong tiếng khóc thổn thức và mơ rằng khi thức dậy tôi sẽ thấy mình tự nhiên có tay và có chân. Tất nhiên, điều đó không bao giờ xảy ra!
Bạn có thể hình dung, hồi bé tôi thường xuyên phải hứng chịu những cú ngã sấp mặt. Tôi phải chịu đưng biết bao nhiêu những cú ngã như trời giáng từ trên bàn, từ trên ghế cao, trên giường, trên cầu thang, trên những con dốc. Không có tay để chống đỡ, tôi thường bị đập cằm xuống đất, ấy là chưa kể đến mũi và trán. Nhiều lần tôi bị ngã đau đến mức tưởng chừng không thể gượng dây được. Nhưng thật may mắn, như một câu ngạn ngữ của người Nhật “Ngã bảy lần, đứng dậy tám lần” - tôi chưa bao giờ đầu hàng, chưa bao giờ cho phép mình buông xuôi.
Niềm tin “cuộc đời không có bất kỳ giới hạn nào hết!”
Ban đầu, những cuộc trò chuyện của tôi với mọi người chỉ nhằm để tôi được hoà nhập với bạn bè. Bạn biết đấy, việc này thực sự không hề dễ đặc biệt với hoàn cảnh của tôi, nhưng tôi nghĩ: “Nếu cứ ngồi khoanh tay mà ước ao sự thay đổi thì bạn sẽ chẳng thay đổi được gì. Hãy quyết định hành động ngay bây giờ và bạn có thể thay đổi được tất cả!”. Cho đến bây giờ, tôi vẫn cảm thấy thật tuyệt vì quyết tâm đó đã mang đến cho tôi một cuộc sống thực sự hạnh phúc, hạnh phúc đến ngẩn ngơ như hiện nay.
Với tấm bằng đại học chuyên ngành kế toán và hoàn cảnh đặc biệt của mình, tôi được khuyên trở thành Kế toán viên – “công việc mà con tự làm một mình được ấy”. Nhưng từ bé, giấc mơ của tôi là được chia sẻ niềm tin và hy vọng về một cuộc sống tốt đẹp hơn với mọi người. Từ sâu thẳm trái tim mình, tôi luôn tin rằng cuộc đời không có bất kỳ giới hạn nào hết. Vậy nên, gác lại những lo lắng, tôi dấn thân theo đuổi niềm đam mê của mình. Vâng, tôi không có tay, không có chân nhưng những thách thức mà chỉ riêng tôi gặp đã mở ra cho tôi cơ hội đến với nhiều số phận đang cần giúp đỡ - những cơ hội mà chỉ riêng tôi mới có được. Khi tìm được mục đích sống thật sự của mình, bạn tự nhiên sẽ có niềm đam mê và bạn sẽ sống để theo đuổi mục đích của mình đến cùng. Vì vậy, hãy hình dung ra những khả năng dành cho bạn!
Bạn có thể thực hiện mọi điều!
Có thể, bạn sẽ cảm thấy đôi chút thất vọng trong quá trình tìm kiếm mục tiêu cuộc đời mình, nhưng bạn ạ, đôi khi thất vọng cũng là một điều tốt vì đó là một cuộc đua dài, không phải đua nước rút. Bạn khát khao tìm kiếm ý nghĩa cuộc đời mình nghĩa là bạn đang trưởng thành. Tìm thấy việc gì đó cuốn hút đến mức bạn vui vẻ thực hiện nó mỗi ngày là bạn đang đi đúng hướng, tìm thấy người nào đó sẵn sàng trả công cho bạn vì những việc làm đó là bạn đã có một sự nghiệp cho mình. Trong con người của mỗi chúng ta đều chứa đựng những khả năng to lớn đang chờ được mở, vì vậy hãy tìm kiếm chúng!
Bạn thân mến, nếu một gã không tay không chân như tôi còn có thể lướt sóng, chơi golf, bơi lội, đá bóng và hạnh phúc trong từng phút giây của cuộc sống thì bạn có thể thực hiện bất cứ điều gì và tất cả mọi điều được bạn ạ!

Sắp tới, các bạn trẻ Việt Nam sẽ có cơ hội được gặp gỡ Nick Vujicic tại 2 buổi hội thảo của VietnamWorks diễn ra tại HN & Tp.HCM.
- Hai buổi hội thảo với sự tham gia của Nick Vujicic là hoạt động nằm trong khuôn khổ chiến dịch "Lựa chọn để thành công" của VietnamWorks trong năm 2013.
- Vé mời tham dự hội thảo được VietnamWorks lựa chọn dựa trên danh sách những bạn đăng ký trên trang web chính của chương trình (www.vietnamworks.com/chon-thanh-cong) sẽ khởi động vào ngày 18/03/2013.


(Nguồn: http://advice.vietnamworks.com/vi/career/career-advice/chang-trai-ky-dieu-nhat-hanh-tinh-sap-den-viet-nam.html?utm_source=JSNL&utm_medium=JSNL_Article_Title&utm_campaign=JSNL_14MAR13)


3.06.2013

6 kỷ lục mới tại Lễ hội cà phê Buôn Ma Thuột



6 kỷ lục mới tại Lễ hội cà phê Buôn Ma Thuột
Lễ hội không chỉ quảng bá sâu rộng về xuất xứ địa lý, thương hiệu cà phê Buôn Ma Thuột mà còn để lại ấn tượng sâu đậm với trong lòng du khách với 6 kỷ lục Việt Nam gắn liền với cây cà phê và vùng đất Tây Nguyên.
1. Lễ hội cà phê lớn nhất
Kỷ lục này thuộc về UBND tỉnh Đăk Lăk, dành cho Lễ hội cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 3 – 2011, với 13 chương trình được tổ chức, ước tính gần 1 triệu lượt khách đến tham quan.
2. Lễ hội đường phố mang bản sắc văn hóa các dân tộc Tây Nguyên lớn nhất
Đơn vị sở hữu kỷ lục: Ban tổ chức Lễ hội cà phê Buôn Ma Thuột lần 3 – 2011
Chủ đề của Lễ hội đường phố mang tên “Hội tụ cảm xúc” diễn ra từ 15h – 19h ngày 12/3 trên trục đường từ Ngã sáu Buôn Ma Thuột đến Làng cà phê Trung Nguyên dài khoảng 6 km.
1.125 người tham gia bao gồm các đoàn nghệ thuật Ê đê, M nông, Gia rai, Xê đăng, Ba na, Mường, Thái, Tày, Nùng… với các diễn tấu cồng chiêng, nhạc cụ dân tộc, đi cà kheo, múa gậy mừng mùa, múa cờ hội, múa lân, múa rối, kết hợp với diễu hành cuả xe mô tô, vespa cổ, ô tô cổ… thu hút hàng nghìn người dân và du khách tham gia.
3. Phin cà phê lớn nhất
Chiếc phin cà phê do BTC lễ hội và công ty CP Cát Bình Minh thực hiện cao 2.400cm, đường kính miệng 2.250cm làm bằng các nguyên liệu như: inox, sắt, xốp mỹ thuật, gỗ. Chiếc phin được thiết kế với những lưới lọc chịu nhiệt đặc biệt để có thể tách lọc ra hương vị cà phê truyền thống, thơm ngon đặc trưng của Đăk Lăk.
Một thiết bị đặc biệt dẫn nước nóng đun sôi và xung quanh miệng phin có giàn gia cố để 10 người đứng quanh để đảo, trộn đúng tỷ lệ. Từ phin cà phê này cho ra những ly cà phê đậm đà gửi đến khách tham quan.
4. Cuốn sách bìa bằng nu cây cà phê lớn nhất
Cuốn sách Ngoạn thạch vi ảnh của ông Võ Văn Hải dài 84cm, rộng 61cm, nặng 81kg, ruột dùng giáy dó Đông Hồ. Điều đặc biệt nhất ở cuốn sách này chính là phần bìa được ghép lại từ “nu” cây cà phê. Để có đủ “nu”, ông Hải đã phải bỏ nhiều thời gian, công sức để tìm kiếm. Bìa nặng 9 kg được làm từ 1m3 nu cây cà phê . Cuốn sách đã được triển lãm tại Trung tâm triển lãm Văn học nghệ thuật Quốc gia trong dịp đại lễ 1000 năm Thăng Long – Hà Nội.
5. Đạo diễn chương trình nghệ thuật sắp đặt bằng cà phê hạt và vật dụng văn hóa Tây Nguyên lớn nhất
Chương trình nghệ thuật sắp đặt do đạo diễn Lê Quý Dương thực hiện tại quảng trường 10/3, thành phố Buôn Ma Thuột có đặc điểm là chỉ dùng cà phê hạt và các đồ dùng vật dụng của văn hóa Tây Nguyên.
Không gian mà mỗi chiều trên dưới 100m; trong đó một sân khấu chiều ngang 36m, sân khấu quay đường kính 24m, Trên toàn bộ mặt quảng trường được phủ décor hiflex in họa tiết Tây Nguyên có diện tích khoảng 200m2.
6. Bảo tàng cà phê lớn nhất
Từ đề nghị của Jens Burg chuyển giao bảo tàng cà phê của Jens Burg cho công ty CP cà phê Trung Nguyên, đến ngày 15/9/2010, hơn 10.000 hiện vật của bảo tàng đã về đến Việt Nam và cho ra đời Bảo tàng cà phê tại Việt Nam.
Các hiện vật này mang tính đa dạng độc đáo và khác biệt về hình dáng, kích thước, hoa văn của nhiều thời kỳ lịch sử và văn hóa của nhiều quốc gia trên thế giới. Hiện vật đang được trưng bày tại Làng cà phê Trung Nguyên – 222 Lê Thánh Tông, TP. Buôn Ma Thuột và một phần được trưng bày tại Hội chợ triển lãm chuyên ngành cà phê – Lễ hội cà phê Buôn Ma Thuột lần 3- 2011.
Theo hoivannghe.gov.vn


3.05.2013

Đắc Lắc: Chuẩn bị Lễ hội cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ tư



Đắc Lắc: Chuẩn bị Lễ hội cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ tư
Lễ hội cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 4 sẽ diễn ra từ ngày 9 đến 12/3/2013.
Trong 9 nội dung chính của Lễ hội cà phê lần này, có cuộc thi “Nhà nông đua tài” với sự tham gia của đông đảo nông dân trồng cà phê đến từ các buôn làng trên địa bàn tỉnh Đắc Lắc. Người trồng cà phê sẽ thể hiện những hiểu biết của mình trong lĩnh vực trồng, chăm sóc, thu hoạch, sơ chế và tiêu thụ cà phê đạt hiệu quả cao nhất.
Hội chợ – Triển lãm chuyên ngành cà phê và Hội thảo về cà phê là những hoạt động nhằm xúc tiến thương mại, tìm kiếm thị trường và thu hút đầu tư chế biến sâu, nhằm nâng cao giá trị cà phê Việt Nam.
Ông Huỳnh Ngọc Dương, Phó giám đốc Trung tâm Xúc tiến thương mại Đầu tư và Du lịch tỉnh Đắc Lắc, thành viên ban tổ chức lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột cho biết, điểm khác biệt của lễ hội lần này là tạo điều kiện cho nông dân tham gia các hoạt động, nhằm tôn vinh người trồng cà phê và nâng cao giá trị cà phê Việt Nam.
Ban tổ chức cũng cố gắng mời được các nhà nhập khẩu tham gia lễ hội để họ nhận xét sản phẩm của mình, để sản phẩm chúng ta làm ra đáp ứng được yêu cầu của nhà nhập khẩu. Lễ hội lần này cũng có hội thảo nhằm mục đích nâng cao giá trị gia tăng cho mặt hàng cà phê, để người sản xuất bớt thiệt thòi trong chuỗi giá trị cà phê mà hiện nay người sản xuất được hưởng thấp nhất, là phải tập trung công tác chế biến”.
Theo VOV Tây Nguyên

3.04.2013

AnThái Café ~ Trao niềm tin - Nhận giá trị

Việt Nam với vị trí là nước xuất khẩu cà phê lớn thứ hai trên thế giới và khi nói đến cà phê Việt Nam là nói đến ĐăkLăk, địa phương sản xuất cà phê chất lượng cao chiếm hơn 70% sản lượng cà phê Việt Nam. Vì vậy, khi nói đến Buôn Ma Thuột mọi người đều nghĩ tới đó là xứ sở của cà phê, thủ phủ của cà phê Việt Nam.