8.27.2013

Tuyên ngôn Cà phê

Mới đọc cái tiêu đề, hẳn cũng có bạn sẽ nghĩ rằng: “cường điệu” – mua cà phê, bán cà phê, nhà rang xay cà phê như bao nhiêu ngành nghề khác, há gì mà phải nói là tuyên ngôn nghe nổ như pháo tết.
Thực ra nguyên nghĩa của cái chữ “tuyên ngôn” cũng chẳng có gì to tát, chẳng qua đó là một lời (ngôn) tuyên bố quan điểm, sự kiện… của mình. Không nhất thiết phải liên tưởng cái chữ “Tuyên ngôn” với điều gì quá vĩ đại để rồi tự nhiên thấy không dám sử dụng nó cho những sự kiện khác.
Một chị bán thịt thì quyết tâm với chuyên môn bán thịt, vẫn biết rằng thịt vẫn thường được nấu chung với rau, hay có khi khách không mua thịt thì chuyển sang mua cá, nhưng không vì thế mà lại bỏ thêm món rau bên cạnh, hay kèm thêm vài cân cá để tiện cho khách hàng mua, còn mình thì để kiếm thêm tí lời. Chị ta tuyên bố: Tôi chỉ bán thịt.
Ngày xưa nhà văn Pháp Victor Hugo có một số bài thơ rất hay, một nhạc sỹ nổi tiếng rất yêu thích thơ của ông và cứ nằng nặc đi theo xin ông cho phép được phổ những vần thơ của ông thành nhạc, sau nhiều lần từ chối không được, nhà văn đã quay lại và gắt rằng: sao thế, chắc ông nghĩ rằng thơ của tôi chưa đủ giai điệu du dương của nó hay sao mà đòi thêm những nốt nhạc vớ vẩn của ông vào đấy? Điều của Vitor Hugo nói cũng có thể cho là một tuyên ngôn về thơ của ông.
tuyen ngon ca phe
Cà phê là thứ mà thiên nhiên đã tổng hợp và ban tặng đầy đủ cho con người một hương thơm ngây ngất, chất vị đắng mà ngậy êm đềm
Cà phê cũng vậy, tự thiên nhiên đã tổng hợp và ban tặng đầy đủ cho con người một hương thơm ngây ngất, chất vị đắng mà ngậy êm đềm, khi thưởng thức tách cà phê người ta có cảm giác như uống cả tinh hoa của đất trời trong đó, tinh thần lạc quan, yêu đời, sự thư thái như tăng theo sau từng ngụm cà phê mà họ thưởng thức. Những cảm giác đó, cho dù khoa học có tiến bộ đến mấy cũng khó mà tạo ra được bằng cách cho vào miệng ta những thứ vớ vẩn như hương, những tinh tổng hợp trộn với “cái gọi là bột cà phê”.
Thật là buồn cười khi ngày nay chúng ta đã tạo ra được quá nhiều “cái gọi là cà phê”, giả thì quá nhiều mà thật thì không có bao nhiêu, để rồi bị ngập luôn trong cái mớ hỗn độn cà phê bẩn, cà phê giả, cà phê đểu và người uống cà phê cần phải có trình độ của nhà khoa học này, tiến sĩ nọ mới đưa ra được cách phân biệt đâu là cà phê thật, đâu là thật chỉ một nửa!. Theo chúng tôi, nếu các bạn tìm được và uống thử cà phê thật trong một tuần, sau đó chuyển sang uống bất kỳ loại cà phê nào khác, tự các bạn sẽ nhận ra thế nào là cà phê thật và đâu là giả, có khi còn hối tiếc tại sao ta phải bỏ một thời gian dài vừa qua để xuýt xoa với một mớ tạp nham hương liệu. Tuy nhiên để làm được điều đó các bạn cần một chút thời gian, một chút cảm nhận, một chút may mắn, và điều cần nhất là phần lớn can đảm để thử qua khối lượng “gọi là cà phê” kia đang nhiều như cát sông Hằng.
Tâm tư của một người làm ra hạt cà phê đứng nhìn người uống “Bắp luộc rang cháy + Đậu nành + Cafein y tế + Caramen…+Ký ninh” để rồi gọi đó là cà phê, giống như tâm tư người trồng hoa sen đang đi lạc vào chợ bán hoa nhựa đầy hoa hòe màu sắc, cho dù cái nhụy của hoa nhựa có tỏa được hương thơm đi chăng nữa thì cũng chỉ tăng thêm phần tiềm ẩn bên trong nó hàng chục chế phẩm gây ung thư cho già và trẻ bởi sự vô tâm và vô trách nhiệm của nhà sản xuất.
Vẫn biết điều gì cũng có căn nguyên nguồn cội, như “cà phê bẩn cũng có lịch sử” của nó. Tuy nhiên đã đến lúc dừng lại sự tự đầu độc mình và điều đó có khi cũng cần một tuyên ngôn.
Hãy cùng nhau nói: Chúng tôi chỉ làm cà phê thật, đơn giản là cà phê, thế thôi.
Theo Y5Cafe.vn
Giá cà phê

Dự trữ cà phê robusta thế giới sẽ xuống thấp nhất 13 năm


Cà phê Robusta

Các chuyên gia trong khảo sát của Bloomberg nhận định dự trữ cà phê tại sàn Liffe sẽ giảm 34% xuống còn 52.000 tấn đến cuối năm nay, thấp nhất kể từ tháng 5/2000. Giá giao dịch kỳ hạn sẽ tăng 13% lên 2.000 USD/tấn.

Tính đến ngày 19/8, dự trữ cà phê robusta của sàn Liffe là 78.750 tấn, thấp nhất từ tháng 8/2007. Lượng này đã giảm tới 81% từ mức kỷ lục đạt được hồi tháng 7/2011 là 417.420 tấn.
Chuyên gia vẫn giữ nguyên dự báo năm nay sản lượng cà phê robusta sẽ đạt kỷ lục. Ngân hàng Macquarie Group cho biết sản lượng cà phê thế giới sẽ tăng 3,8% lên 65,3 triệu bao trong khi cầu tiêu thụ tăng khoảng 1,6% đạt 63,8 triệu bao (1 bao = 60 kg). Ngoài ra cung cà phê arabica sẽ dư thừa gấp 3 lần lên 4,2 triệu bao trong vụ thu hoạch tới.
Tuy nhiên, hiện tại nguồn cung tại thị trường vẫn han hiếm. Thông tin từ Bloomberg và trung tâm giao thương và du lịch Đắc Lắc cho biết, hiện tại, người nông dân Việt Nam đang trữ khoảng 140.000 tấn cà phê từ vụ trước chưa bán ra do giá trong nước lao dốc 13% trong quý II. Những chuyến hàng lớn đầu tiên của cà phê niên vụ mới thường diễn ra vào tháng 12 và đến được châu Âu sau khoảng 1 tháng sau đó. Do vậy dẫn tới việc thiếu nguồn cung mới cho vài tháng tới.
Mặt khác dự trữ cà phê giảm do gián đoạn cung tại Indonesia. Theo hãng MDA Weather Service, lượng mưa tại Indonesia từ tháng 4 nhiều hơn gấp đôi so với trung bình 30 năm qua. Hãng giao dịch cà phê của Amsterdam với Indonesia cho biết hoạt động thu mua từ người nông dân giảm khoảng 16% so với năm ngoái. Các kho dự trữ đã giảm tới 38% từ giữa tháng 5 đến nay.
Giá cà phê

8.22.2013

Bài học từ thương hiệu cà phê starbucks

Năm 1971, Starbucks chỉ là một quán cà phê nhỏ bé và khiêm nhường với chưa tới 10 nhân viên phục vụ. Năm 2013, Starbucks đã thực sự trở thành một đế chế gồm 18.000 cửa hàng với 200.000 nhân viên và khoảng 44 triệu cốc cà phê được bán ra hằng tuần.
Thương hiệu cà phê starbucks
Thương hiệu cà phê starbucks
Hành trình của Starbucks rất đáng được các doanh nghiệp Việt trong lĩnh vực ẩm thực phân tích kỹ lưỡng. Bởi hành trình đó có thể chỉ ra rất nhiều điều lý thú.

Sản phẩm ưu việt

Theo Bryant Simon, tác giả cuốn sách The Devil’s Cup thì dân Mỹ tiêu thụ khoảng 330 triệu cốc cà phê/ngày. Đây là thị trường tiềm năng nhưng trước khi có Starbucks, người Mỹ vẫn quen với thứ “nước pha đường có mùi cà phê” chỉ với mức giá 50 cent.

 

Starbucks đã thay đổi nhận thức của người dân Mỹ về cà phê. Công ty đã biết cách buộc người tiêu dùng bỏ ra 4 USD cho một ly Starbucks, một mức giá không rẻ so với chính người dân Mỹ. Khi ra đời, Starbucks có chất lượng vượt trội. Howard Schultz, CEO của Starbucks, mô tả lại: “Ngay khi bước vào trong quán, mùi hương cà phê thơm nức đã khiến tôi mê hoặc. Tôi cảm thấy đây như chính là ngôi nhà của mình. Người sáng lập Starbucks mời tôi một ly cà phê từ Indonesia và tôi lịm đi khi thưởng thức ly cà phê đó. Đó cũng là điều làm tôi thức tỉnh, trước đó chưa bao giờ tôi được uống một ly cà phê ngon”.

Sau này, khi mua lại Starbucks, Howard Schultz, người được mệnh danh là linh hồn của Starbucks, luôn cố gắng chăm chút, giữ gìn tính độc đáo của sản phẩm. Ông nhận thấy rằng tất cả chiêu thức marketing, những chiến dịch PR đều phải dựa trên nền tảng là sản phẩm ưu việt. Nếu bạn có thể tạo nên một sản phẩm ưu việt hơn những sản phẩm đang có trên thị trường. Bạn hoàn toàn có cơ hội thành công. Doanh nghiệp Việt muốn chống lại sự xâm lăng của những thương hiệu toàn cầu hay ấp ủ một giấc mơ chinh phạt toàn cầu? Điều đầu tiên và quan trọng nhất cần phải làm, đó là tính ưu việt vượt trội của sản phẩm.

Định vị hình ảnh

30 năm trước, hai nhà marketing lỗi lạc Al Ries và Jack Trout đã viết nên một quyển sách kinh điển về quản trị marketing có tên “Định vị - Positioning”. Al và Jack đã nhanh chóng nhận thấy trong một thị trường cạnh tranh, dần dần sản phẩm ưu việt hơn nhưng nếu không biết cách định vị mình sẽ không có nhiều cơ hội chiến thắng. Điều quan trọng mà doanh nghiệp cần làm đó là phải định vị mình và chiếm lĩnh lấy điểm định vị có giá trị nhất.

 
Starbucks sau khi ra đời và phát triển đã được định vị trong tâm trí của người tiêu dùng là một loại cà phê “đắt nhưng đáng giá”. Tuy nhiên, Howard Schultz, một chuyên gia marketing lỗi lạc, sau khi lãnh nhận vị trí CEO của Starbucks đã nhanh chóng định vị chuỗi quán Starbucks là “nơi chốn thứ ba”. Ông giải thích: “Có hai nơi con người dành nhiều thời gian sống trong đó nhất, đó là ngôi nhà và nơi làm việc. Starbucks là nơi chốn thứ ba, nơi mọi người đến có thể thư giãn, có thể làm việc một chút, có thể suy tưởng”. Định vị đó cho đến ngày hôm nay vẫn được Starbucks gia cố vững chắc và là nền tảng để Starbucks thu hút khách hàng.

Rất nhiều doanh nghiệp nước ta, đặc biệt là doanh nghiệp ẩm thực có những sản phẩm rất ngon, nổi tiếng nhưng không quan tâm đến chuyện định vị cho thương hiệu của mình. Đó là lý do “ẩm thực Việt Nam” trên tổng thể được khách nước ngoài không tiếc lời khen ngợi. Nhưng sự thực đáng buồn là chúng ta thiếu vắng những thương hiệu ẩm thực mạnh.

Thất bại để thành công

CEO Howard Schultz của Starbucks từng nói: “Rất nhiều công ty từng thành công lẫy lừng trong quá khứ. Giờ họ đã biến mất. Bởi họ không dám chấp nhận thất bại. Họ chỉ biết bám lấy quá khứ vinh quang”. Starbucks đã từng có thời gian rơi vào khủng hoảng nghiêm trọng. Sau khi mua lại Starbucks từ những người sáng lập, Howard Schultz trở thành chủ tịch của Starbucks. Khi Starbucks niêm yết trên sàn chứng khoán, giá cổ phiếu tăng mạnh. Nhưng ngay khi mọi nhân viên và cổ đông của Starbucks đều vui mừng thì Howard Schultz đã sớm thấy việc theo đuổi lợi nhuận theo từng quý kiểu phố Wall sẽ tiềm tàng phá đi những giá trị cốt lõi của Starbucks.

 
Valentine năm 2007, Howard Schultz đã viết tâm thư gửi ban giám đốc của Starbucks, chỉ trích rằng Starbucks đã “đánh mất đi sự lãng mạn của cà phê, từ đó đánh mất đi linh hồn của chính mình”. Lá thư đó không hiểu sao đã bị rò rỉ và xuất hiện khắp nơi trên báo chí. Giá cổ phiếu Starbucks sụt giảm mạnh. Howard Schultz được mời trở lại về vị trí CEO của Starbucks. Nhưng hành động đầu tiên của Howard Schultz khiến cổ đông và giới truyền thông còn choáng váng hơn. Ông đã quyết định cho đóng cửa tất cả quán Starbucks trên khắp nước Mỹ để đào tạo lại nhân viên cách pha cà phê. Trong quãng thời gian đóng cửa để đào tạo nhân viên, Starbucks đã mất đi hơn 10 triệu USD doanh thu. Chưa kể các đối thủ cạnh tranh lập tức nhảy vào chế giễu, cho rằng: “Hóa ra Starbucks chưa đạt chất lượng chuẩn và phải đào tạo lại”.

Sau này, Howard Schultz đã chia sẻ về những quyết định gây tranh cãi của mình: “Tôi có những quyết định hoàn toàn dị biệt không phải bởi tôi là một kẻ kiêu ngạo. Đơn giản chỉ bởi tôi muốn nếu ta có sai lầm, vấp lỗi, điều quan trọng nhất là phải sửa lỗi và chỉnh sửa để mọi thứ tốt đẹp hơn. Tôi vẫn quyết định đóng cửa toàn bộ cửa hàng Starbucks tại Mỹ và đào tạo lại nhân viên bởi tôi muốn đem đến cho khách hàng một trải nghiệm thực sự hoàn hảo. Và nhiệm vụ là khách hàng sau đó chia sẻ trải nghiệm đó với những người khác. Đó mới là thứ cần được trân trọng chứ không phải giá cổ phiếu, báo cáo tài chính hằng tháng...”.

Do bản tính sĩ diện cao, người châu Á nói chung và người Việt nói riêng thường ít khi nhắc đến những thất bại của mình.

Nền tảng nhân sự

Howard Schultz chia sẻ khá thú vị: “Chúng tôi không cần tuyển những người có nhiều kinh nghiệm. Chúng tôi cũng không cần tuyển những người phải được đào tạo chính quy. Chúng tôi tuyển những người yêu thích công việc, yêu cà phê, thể hiện niềm đam mê với cà phê. Việc đào tạo kỹ năng là phần việc sau này”. Điều này rất đáng để cho các DN Việt học hỏi. Trong lĩnh vực ẩm thực, rất nhiều thương hiệu đi lên gắn liền với chữ “gia truyền”, hai chữ này có lợi thế là lịch sử lâu đời.

Nhưng điểm bất cập là rất nhiều chủ doanh nghiệp đó chỉ tin vào người trong gia đình, chỉ đưa những vị trí trọng yếu vào tay những người thân cận của mình khiến những người tài thực sự không tìm thấy đất phát triển, mất đi động lực cống hiến khiến doanh nghiệp không thể vươn mình phát triển mạnh mẽ được.

Người lãnh đạo là sức mạnh nổi trội

Câu chuyện bản thân của Howard Schultz, từ một cậu bé nghèo khổ giờ vươn lên trở thành một trong những doanh nhân quyền lực nhất thế giới luôn là nguồn động lực dành cho rất nhiều thanh niên. Những thương hiệu có được những hình tượng lãnh đạo cuốn hút sẽ dễ dàng tạo nên được sức mạnh nổi trội. Trong nước ta có hai thương hiệu chuỗi quán cà phê đáng chú ý là Highland Coffee và Trung Nguyên.

Xét về mặt sức cuốn hút cá nhân, câu chuyện khởi nghiệp và những triết lý, “nhân hiệu” của Đặng Lê Nguyên Vũ của Trung Nguyên mạnh hơn so với David Thái của Highland rất nhiều. Đó cũng là lợi thế của Trung Nguyên so với các đối thủ còn lại. Rất nhiều doanh nhân Việt ngại ngùng xuất hiện trước truyền thông, ngại ngùng kể ra những thất bại nhưng cũng ngại ngùng cả trong việc kể ra những thành công của mình.

Thực ra thương hiệu của doanh nghiệp và thương hiệu cá nhân của lãnh đạo doanh nghiệp có tính tương tác qua lại rất cao. Khi những doanh nhân Việt chú ý đến thương hiệu cá nhân của chính mình, biết sử dụng nó như là một công cụ để kích thích cho doanh nghiệp của chính mình, trở thành lãnh đạo tinh thần của doanh nghiệp, đó là khi sức mạnh của doanh nghiệp được nâng lên một tầm cao mới.

Khó có thể coi Starbucks là “người khổng lồ không có bản sắc”

Phát biểu trên báo chí, ông Đặng Lê Nguyên Vũ, Chủ tịch Trung Nguyên, có nói: “Starbucks chỉ là người khổng lồ không có bản sắc” do “Starbucks đã gỡ chữ Coffee trên logo của mình và bán tới 87.000 loại thức uống trong cửa hàng”. Nhận định của ông Vũ không sai nhưng cũng chưa thấu đáo.

Tôi cho rằng khi bỏ chữ Coffee ra khỏi logo Starbucks và Howard Schultz giải thích: “Starbucks sẽ bán những thứ khác mà không có cà phê trong đó”, đó là dấu hiệu cho thấy Starbucks đang trở nên quá tham lam và dần rời xa cốt lõi “cà phê” của mình.

 

 
Tuy nhiên, những động thái đó cho thấy Starbucks đang chú tâm hơn tới định vị: “Nơi chốn thứ ba” hơn là “cà phê” (đó là lý do Starbucks kinh doanh cả âm nhạc và bán rất nhiều loại thức uống không phải cà phê). Và nếu như vậy thì Starbucks vẫn đang tập trung vào củng cố bản sắc để giữ vững vị thế là “nơi chốn thứ ba” của mình. Vậy khó có thể coi Starbucks là “người khổng lồ không có bản sắc”.
Tác giả bài viết: caphesach.vn

8.19.2013

An Thai Coffee's Products

GROUND COFFEE

Love and passion for coffee of highland man has blown sensation to the products of brand name AnThaiCafe; give customer a completely new style: the style of sublimation feeling! With original best coffee beans, meticulously selected in conjunction with the secrets of roasting, grounding from the East , we send lovers and connoisseurs of coffee more than a delicious cup of coffee, attractive product line of ground coffee brand name AnThaiCafe. It is the energy for our mind, the inspiration of creative ideas and successes!

ROASTED COFFEE BEAN

Way of enjoying coffee somehow depends on the styles of the coffee lovers.  Japanese has a really sophisticated way of enjoying tea that people have to name it: art of enjoying tea. Also in Vietnam, where coffee is a gradually popular drink and will become indispensable for life.  It is also an art - art of enjoying coffee. You want to enjoy coffee in your own style?  Please meet our creativity along with the roasted coffee product brand name An Thai. Selected from the coffee beans of high quality: equal size and elaborately processed to give users a creative peak, fainted immediately on his own style that one can to chisel admiration.  It was originated for creativity - success to success!


3 IN 1 COFFEE MIX

3 in 1 Coffee Product line with the brand name Sunrise gives the customers a quick and convenient way but do not lose the taste of pure coffee. Each product is the combination of the quintessence of human soul and the secret way of processing coffee.  That was the essence of the coffee material bring into the production line by the most advanced technology should not lose the natural flavors and still stronger taste, very own An Thai



INSTANT COFFEE

With food processing industry containing coffee such as: processing coffee milk, wine, confectionery product line ... instant coffee brand name An Thai entirely meets.  Because products are processed from 100% pure coffee beans without the use of flavoring or preservatives that are harmful to health.  Therefore An Thai Instant coffee still retains flavor characteristics of natural coffee.






Kinh doanh nhượng quyền cà phê lưu động



Dưới đây là những chia sẻ của anh về công việc của một người bán cà phê lưu động trên phố St. Petersburg
Kinh doanh nhượng quyền cà phê lưu động
Kinh doanh nhượng quyền cà phê lưu động
Mike Ash đã từng làm việc tại các nhà hàng từ khi 15 tuổi và đã có chứng chỉ quản lý khách sạn và đã hi vọng một ngày nào đó sẽ mở được quán ăn riêng. Nhưng thời gian trôi đi anh đã quản lý nhiều nhà hàng và quán cà phê khác nhau, Ash đã từng cho rằng mình không thể tiết kiệm đủ tiền để mở quán cà phê riêng.

Sau đó, trong chuyến đi Costco năm 2010, anh đã thấy một tấm biển quảng cáo BikeCaffe, một ý tưởng kinh doanh nhượng quyền của Anh, gần đây đã được du nhập vào Mỹ. Ý tưởng cũng đơn giản như chính cái tên- một quán cà phê di động đặt trên một chiếc xe 4 bánh, hoàn tất với máy pha cà phê Astoria espresso, máy xay sinh tố, máy làm bánh, tủ lạnh và bồn rửa.

Ash là một trong những người nhận nhượng quyền đầu tiên tại Mỹ và bắt đầu cung cấp dịch vụ tại trung tâm thành phố St. Petersburg, Florida. Giờ đây bạn có thể tìm thấy anh ấy tại góc phố Fourth Street và Đại lộ trung tâm, hoặc đôi khi trong tòa nhà ngân hàng (vào những lúc trời mưa hoặc nóng nực). Vào ngày nghỉ cuối tuần Ash đặt chiếc máy bán cà phê di động của mình tại các hội chợ và sự kiện.

Cuối cùng, Ash hi vọng có thể mở rộng thêm nhiều máy bán cà phê nữa. Anh cho biết: "Tôi muốn sở hữu nhiều xe hàng và dành thời gian để tiếp thị chúng. Nhưng từ giờ tới lúc đó thì tôi vẫn muốn tận hưởng đã. Đó thực sự là một công việc tuyệt vời”.

Dưới đây là những chia sẻ của anh về công việc của một người bán cà phê lưu động trên phố St. Petersburg.

Mua cà phê từ một chiếc xe đạp?

Cà phê thực sự rất ngon. Tất cả đều là cà phê và trà hữu cơ được bán với giá phải chăng và tôi nghĩ chúng tôi là nơi duy nhất tại St. Peteburg có thể đáp ứng được loại thức uống này. Lời nhận xét hay nhất mà tôi nhận được là: “Bạn có thể làm tất cả mọi thứ trên một chiếc xe đạp này sao?” Thực đơn của chúng tôi cũng tương tự như Starbucks; chúng tôi có thể pha chế macchiatos, lattes, chai, và mọi thứ. Chúng tôi cũng làm cả sinh tố.

Tất cả các loại đồ uống đều được pha chế để đặt hàng. Uống cà phê kiểu này sẽ chậm hơn một chút so với cà phê pha phin nhưng chất lượng thì ngon hơn gấp 10 lần.

Anh thích lập kế hoạch của mình như thế nào?

Sẽ thật là kỳ quặc khi bắt đầu kinh doanh bạn đã nghĩ rằng bạn có thể làm chủ giờ giấc của mình. Nhưng cuối cùng số thời gian làm việc của bạn chẳng có gì thay đổi, thường là nhiều hơn. Cùng lúc đó, thật hay vì đó là công việc của bạn, bạn bỏ ra thứ gì thì sẽ nhận lại tương xứng. Tôi luôn làm việc, tôi tới chỗ làm lúc 6g 20 sáng để chuẩn bị và ra về lúc 4g 30 chiều. Tôi cũng làm việc cả ngày nghỉ, ít nhất cũng phải 50 giờ/tuần. Trong 16 tháng, tôi chỉ nghỉ 3 ngày.

Mặt hàng nào của anh bán chạy nhất?

Cà phê sữa luôn được ưa chuộng. Mọi người cũng thích các thức uống theo mùa của tôi. Tôi có một chiếc bảng phấn để viết thực đơn và mỗi ngày thường có 3-4 món đặc biệt. Tôi thường tự pha chế đồ uống như cà phê sữa rượu đánh trứng nóng, cà phê mocha bạc hà pha với sô cô la nóng hoặc kẹo caramel sữa. Chúng tôi được tự do thí nghiệm.

Chắc anh phải luyện tập nhiều lắm mới có thể lái được cái xe đạp này?

Chiếc xe nặng khoảng 400 pounds. Tôi nghĩ mình chỉ đạp chiếc xe này khoảng hơn nửa dặm một lúc. Chiếc xe siêu thấp nên nếu không có đồi hoặc địa hình xấu thì rất dễ đạp. Tất nhiên, nếu bạn định đạp chiếc xe này đi đua xe thì sẽ không thể giành chiến thằng được. Địa hình Florida khá bằng phẳng và tôi cảm thấy mình thật may mắn khi làm việc ở đây.

Quan niệm sai lầm nhất về BikeCaffe là gì?

Mọi người cứ nghĩ tôi bán xúc xích nướng. Hằng ngày vẫn có người đặt hàng tôi món này.
Nguồn tin: Sưu tầm

Xuất khẩu cà phê giảm, vì sao?

Giá cà phê nội địa mất 1 triệu đồng/tấn khi sàn kỳ hạn robusta giảm 48 đô la so với tuần trước. Arabica được bán ra nhiều, giá xuống, kéo theo robusta. Giá giảm, xuất khẩu chậm. Vì mất mùa hay còn duyên do khác?
Cớ sao giá giảm?
Tuy lượng bán ra khá cầm chừng, giá cà phê nhân xô tại Tây Nguyên vẫn rớt 1 triệu đồng/tấn, sáng nay thứ Bảy 17-8 chỉ còn 40 triệu đồng hay thấp hơn so với tuần trước 41 triệu đồng/tấn. “Mức này vẫn cao vì so ra, giá loại 2,5% đen vỡ tương đương với giá kỳ hạn. Nếu xuất khẩu phải cộng phí FOB và các chi phí khác, nên giá xuất khẩu loại này phải cộng 60-70 đô la Mỹ/tấn mới đủ sở hụi mà vẫn chưa cộng chi phí của yếu tố rủi ro, phải cộng thêm vài ba chục đô la nữa”, một thương nhân tại Đồng Nai cho biết.
Giá kỳ hạn robusta tại Liffe NYSE sau một tuần giảm 48 đô la Mỹ, đóng cửa khuya hôm qua thứ Sáu 16-8 chốt mức 1.901 đô la/tấn cơ sở tháng 11-2013, đang trở thành tháng giao dịch chính (xin xem biểu đồ trên). Trong khi đó, đầu tuần dù có tin sương giá, sàn arabica New York cuối cùng vẫn giảm 1,95 cts/lb hay chừng 43 đô la Mỹ/tấn.
Đồng real Brazil (BRL) mất giá là tác nhân chính của đợt giảm giá cà phê trên các sàn kỳ hạn tuần qua. Đứng trước một niên vụ mất mùa theo chu kỳ nhưng sản lượng và tồn kho đầu kỳ lớn, chừng 60 triệu bao (60 kg/bao), cộng với đồng BRL mất giá liên tục, hiện nay 1 đô la Mỹ đang ngấp nhé 2,4 BRL so với đầu năm chỉ 2 BRL, Brazil bán ra rất mạnh.
Kho các nước tiêu thụ đang tràn ngập arabica
Hiệp hội Cà phê Hạt của Mỹ (Green Coffee Association – GCA) báo rằng tồn kho cà phê tháng 7-2013 của Mỹ tăng 230.730 bao, đạt 5.432.381 bao. Nếu tính bình quân xê dịch lượng tồn kho cùng thời điểm, từ năm 1989 đến 2012, tồn kho tháng Bảy chỉ tăng 79.397 bao. Riêng tháng 7-2012 tăng 657.162 bao.
Con số báo cáo không bao gồm cà phê đang được chuyển tải trên đường trong nội bộ nước Mỹ và cà phê đang nằm chờ sản xuất tại các hãng chế biến và rang xay. Ước số không tính này chừng 1 triệu bao nữa, vị chi tồn kho trong phạm vi nước Mỹ có thể đạt 6.432.381 bao.
Tồn kho cà phê Mỹ tăng trong bối cảnh lượng xuất khẩu robusta từ Việt Nam và Indonesia giảm do người bán chê giá thấp. Như vậy, tồn kho tăng nhờ Mỹ nhập khẩu mạnh arabica từ Brazil và các nước Trung Mỹ. Với lượng ấy, các hãng rang xay Mỹ có thể sử dụng trong vòng 13 tuần rưỡi, tức đến cuối tháng 10-2013 mà không cần nhập hạt cà phê nào.
Với con số tồn kho hiện có, Mỹ vẫn không thiếu cà phê nếu như vẫn duy trì nhịp độ mua hàng đều đặn. Nói vậy để thấy rằng những dao động mạnh trên thị trường sắp tới nếu xảy ra, ít có khả năng xuất phát từ nhu cầu hàng thực của rang xay nước này mà có thể chủ yếu do đầu cơ tài chính.
Báo cáo tồn kho châu Âu, Mỹ và Nhật, 3 khối nước tiêu thụ cà phê lớn nhất thế giới, có ảnh hưởng nhất định đến giá cả trên sàn kỳ hạn và tại các thị trường nội địa. Trong những tháng gần đây, lượng tồn kho đều tăng khá mạnh nhưng tồn kho thuần robusta lại rớt nhanh.
Nhu cầu thực của rang xay đối với robusta Việt Nam
Tổng cục Hải quan (TCHQ) chỉnh lượng xuất khẩu cà phê tháng 7-2013 lên 90,7 ngàn tấn, tăng 0,78% so với ước báo trước đây. Cũng theo TCHQ, lũy kế lượng xuất khẩu 7 tháng đầu năm 2013 đạt 887.600 tấn, giảm 23,9% so với cùng kỳ năm 2012. Như vậy, lượng xuất khẩu bình quân hàng tháng đạt 126.800 tấn.
Lượng tồn kho thuần robusta Liffe NYSE trong thời gian từ cuối tháng 12-2012 đến cuối tháng 7-2013 sụt giảm 22.770 tấn. Cứ cho robusta nước ta chiếm 2/3 trong số ấy, rang xay đưa ra sử dụng trong thời gian 7 tháng là 15.180 tấn hay 2.168 tấn/tháng.
Vậy, nay ta có thể ước nhu cầu hàng tháng rang xay thế giới cần hàng robusta của Việt Nam là gần 129.000 tấn nếu lấy con số xuất khẩu của TCHQ cộng với tiêu hao tồn kho thuần robusta của Liffe NYSE trong kỳ. Được biết, hiện nay hầu như không có một lô robusta nào đợi xin chứng nhận. Điều này khẳng định thêm ý kiến của một nhà phân tích thị trường trước đây khi ông ước rằng rang xay sử dụng cà phê nước ta với bình quân hàng tháng từ 125.000 đến 135.000 tấn.
Theo dõi nhu cầu thực của rang xay để điều phối lượng bán ra khi được mùa, sản lượng lớn và trong chừng mực nào đó có thể nhắm được hướng giá khi mất mùa.
Ngành cà phê trong cơn khủng hoảng!
Trong vài tháng gần đây, lượng cà phê xuất khẩu của Việt Nam giảm nhanh. Ngoài các yếu tố thời vụ như cuối mùa hay giá cả sàn kỳ hạn kém hấp dẫn, cũng cần nói rằng tình trạng trốn thuế giá trị gia tăng đã đưa giá nội địa tăng cao, cà phê chỉ đi lòng vòng trong nước vì không khớp với giá xuất khẩu. Đồng thời, nợ xấu của ngành cà phê lộ ra càng lúc càng lớn. Hiệp hội Cà phê-Ca cao Việt Nam (Vicofa) đã yêu cầu các doanh nghiệp thành viên phải báo cáo tình hình công nợ lên hiệp hội và Ngân hàng Nhà nước để có biện pháp chấn chỉnh và hỗ trợ trước ngày 15-8.
Theo ước tính của Bộ NN&PTNT, nợ xấu của ngành cà phê đang ở mức 8.000 tỉ đồng. Tuy nhiên, con số này có thể sẽ cao hơn khi các cơ quan liên quan nhận được báo cáo đầy đủ.
Chính vì thế, vào ngày 14-8, Reuters đã đưa tin rằng ngành cà phê Việt Nam “đang trong cơn khủng hoảng, gặp khó khăn do trốn thuế, quản lý yếu kém, thiếu khả năng thanh toán, lãi suất ngân hàng cao và tín dụng bị thắt chặt.”
Do thiếu vốn, các doanh nghiệp cà phê không thể hoạt động bình thường. Âu đó cũng là lý do để lượng xuất khẩu cà phê trong mấy tháng gần đây giảm dưới mức 100.000 tấn/tháng. “Nhiều doanh nghiệp cà phê đang bị kẹt với các khoản nợ lớn nên ngân hàng chẳng muốn cho họ vay thêm”, hãng này viết.
“Thiếu vốn, kẹt nợ ngân hàng, tình trạng mua bán lòng vòng hầu trốn thuế của một số doanh nghiệp bất chính làm đội giá thành lên…có lẽ là lý do chính đáng để xuất khẩu cà phê trong vài tháng mới đây giảm, hơn là yếu tố sản lượng”, một nhà phân tích thị trường tại TP. HCM cho biết.
Đó chính là cơ hội cho Indonesia và Brazil bán hàng ra mạnh làm giảm thị phần của nước xuất khẩu robusta lớn nhất thế giới, hãng tin này nhận định.
Giá cà phê
Theo Nguyễn Quang Bình (SGtimes)

8.16.2013

5 quán cafe karaoke cực chất ở Sài Gòn

Mời bạn thưởng thức cà phê trong không gian ấm áp và trải lòng với những giai điệu ngọt ngào của những đêm nhạc tại 5 quán cafe karaoke cực chất ở Sài Gòn nhé.

1. Í Cafe

(25 Trịnh Văn Cấn, Q.1)

Ngay từ cái tên của quán cafe karaoke này đã thực sự gây chú ý cho những ai lần đầu nghe tới. Và quả thật quán cafe karaoke Í Cafe thực sự là điểm dừng chân lý tưởng cho thực khách muốn khám phá phong cách cafe kiểu Nhật mới lạ. Í Cafe lôi kéo thực khách bởi những sự mới lạ trong thiết kế cũng như trong các món nước uống. Được xây dựng theo mô hình take away nhưng Í cafe vẫn thiết kế một không gian thoáng, rộng với sức chứa khoảng 40 khách.

5 quán cafe karaoke cực chất ở Sài Gòn

Điểm nhấn của quán cafe karaoke là những bộ bàn ghế gỗ tông màu đen và màu trầm, thêm các bức tranh, những chậu hoa và vật dụng khác được bài trí khéo léo mang lại cho í một phong cách “bụi” lẫn chất Ý. Sự mộc mạc đến ngay từ những chiếc bàn ghế gỗ rất gần gũi như đang ngồi trong chính ngôi nhà của bạn vậy. Nhẹ nhàng thôi nhưng cũng đủ để thực khách cảm thấy thích thú mỗi khi đến đây và tìm một góc cho tâm hồn của mình.

5 quán cafe karaoke cực chất ở Sài Gòn

Tuy không gian không rộng nhưng quán vẫn mang lại sự thoải mái cho khách nhờ vào thiết kế nội thất đơn giản nhưng rất đỗi phong cách. Đến với quán cafe karaoke Í Cafe, thực khách sẽ được thưởng thức cafe được pha chế một cách riêng : Syphon – cách thức pha café tại bàn mới lạ của Nhật mà duy nhất chỉ có ở Í CafeKhông chỉ đơn giản là để thưởng thức ly cafe mà nhiều thực khách đến với quán chọn ly cafe syphon xem như đó là cách tận hưởng với một sở thích rất tao nhã.

5 quán cafe karaoke cực chất ở Sài Gòn

Vào mỗi tối thứ 7 quán cafe karaoke Í Cafe sẽ tổ chức 1 đêm nhạc "Mộc" hát mộc trong không gian ấm cúng của Í cafe. Đặc biệt, quán Í Cafe còn bổ sung vào thực đơn vài món ăn nhẹ và điểm tâm lạ mà ngon như: kaya toast gồm bánh mì nướng giòn và nhân kaya hay món trứng gà luộc dùng với nước sốt đặc biệt. Đội ngũ nhân viên phục vụ tận tình, chu đáo sẽ làm bạn cảm thấy hài lòng với Í Cafe.

5 quán cafe karaoke cực chất ở Sài Gòn

Bạn còn chần chừ gì nữa mà không ghé quán cafe karaoke Í Cafe để cảm nhận được hương vị Nhật xen lẫn với phong cách Ý trong cuộc sống hối hả hiện nay.

2. IT'S TIME Cafe

(23/41 Phan Đăng Lưu, P3, Q.Bình Thạnh)

Quán cafe karaoke It's time do nhóm It's time thành lập. Quán đc thiết kế khá trẻ trung và dễ thương. Tone màu đỏ, trắng, gỗ... rất ấm áp, rất phù hợp trong những đêm nhạc mộc với guitar, piano, cajon... kết hợp với các ca sĩ đầy cá tính...

5 quán cafe karaoke cực chất ở Sài Gòn

Ngay từ bên ngoài khách đến đây có thể cảm nhận được sự trẻ trung, đáng yêu trong thiết kế của quán cafe karaoke này. Quán có thiết kế nội thất đơn giản và được trang trí với hầu hết bằng gỗ và chai thủy tinh xinh xắn. Quán cafe karaoke từ ngoài nhìn vào ta đã cảm nhận ngay được một chất “ nghệ sĩ”.

5 quán cafe karaoke cực chất ở Sài Gòn

Mỗi góc nhỏ trong quán cũng được thiết kế hết sức kỳ công và tỉ mỉ. Tone màu đỏ, trắng, gỗ... ấm áp phối hợp hài hòa với nhau từ ngoài vào không gian bên trong quán. Có thể dễ dàng nhận thấy chi tiết gỗ được sử dụng như là chi tiết chính trong thiết kế nội thất của quán cafe karaoke này. Tất cả được thêm phần tươi mát, dịu dàng hơn với những chậu hoa chạy dài đủ màu sắc và những khung gỗ nhỏ nhỏ, xinh xinh được trang trí một cách hài hòa, trang nhã.

5 quán cafe karaoke cực chất ở Sài Gòn

Buổi tối là thể giới dành riêng cho những ai yêu thích âm nhạc với những chương trình hát giao lưu với nhau... Tại quán có hệ thống phòng thu trên sân khấu và thu trực tiếp, mix và tặng lại cho khách free vô cùng hấp dẫn. Sân khấu nơi diễn ra các buổi diễn ca nhạc hằng đêm được thiết kế với gỗ, xung quanh treo các khung ảnh nghệ thuật. Một sân khấu nhỏ nhưng đủ sức làm nóng cả bầu không khí của quán cafe karaoke này.

5 quán cafe karaoke cực chất ở Sài Gòn

Bên cạnh đó đây còn là nơi họp mặt giao lưu của các bạn có khả năng hát khá tốt và It’s Time sẽ chọn ra những giọng ca triển vọng để biểu diễn thường xuyên tại quán. Hãy cùng đến và tận hưởng những khoảng thời gian vô cùng ý nghĩa cùng bạn bè, người thân nhé!

3. Nghiêng Cafe

(311 Phan Xích Long,Phường 11,Quận Phú Nhuận)

Nghiêng là một dấu hiệu để những người thân yêu thấy bạn đang cần một bờ vai để tựa đầu khi mệt mỏi. Nghiêng một chút đi, để chậm một nhịp trong cuộc sống, để biết mình đã từng vội vàng đánh mất, vội vã kiếm tìm, biết mình đã từng sống nhanh, sống gấp. Nghiêng một chút thôi, và ngân nga câu hát "Em nằm em nhớ. Một ngày trong veo. Một mùa nghiêng nghiêng...." Quán cafe karaoke Nghiêng đã được thai nghén từ những điều mộc mạc đó.

 5 quán cafe karaoke cực chất ở Sài Gòn

Không gian của Nghiêng được thiết kế ấm cúng, phong cách với gam màu trầm, mộc. Hoa sao tím là loài hoa đặc trưng tại đây. Mỗi chỗ ngồi đều có một nhánh hoa sao tím cắm trong chai bia cũ.

5 quán cafe karaoke cực chất ở Sài Gòn

Quán cafe karaoke Nghiêng không ồn ào, xô bồ, chỉ lặng lẽ chiếm một góc nhỏ con đường, lặng lẽ với không gian trầm mộc khuất sau cánh cửa nghiêng độc đáo mà ai đi ngang cũng phải ghé mắt nhìn.

5 quán cafe karaoke cực chất ở Sài Gòn

Điểm nhấn đặc biệt nhất quán có lẽ là mảng tường đen với họa tiết là những ô vuông hình thép nối tiếp nhau. Những chiếc bàn ở đây được đóng ghép từ nhiều khúc gỗ, tạo cảm giác vừa chắc chắn vừa "độc" và lạ.

5 quán cafe karaoke cực chất ở Sài Gòn

Bạn có thể ngồi ở khu vực tầng trệt của quán cafe karaoke này, trên những bộ bàn ghế nệm để nhâm nhi ly cà phê và thả hồn theo những bài nhạc pop – ballad trữ tình, nhẹ nhàng và sâu lắng. Hoặc bạn cũng có thể chọn cho mình phong cách trẻ trung khi ngồi bệt trên bục gỗ và quây quần cùng bạn bè mình, đàn hát cùng nhau….

4. Arabica Coffee

(173, Sư Vạn Hạnh, P.2, Q.10)

Đến với Sài Gòn, hẳn bạn sẽ ngạc nhiên và thích thú trước không gian thóang đãng, mát mẻ và cũng rất hiện đại của quán cafe karaoke Arabica. Quán Arabica mang trong đén cho khách hàng nhiều cung bậc cảm xúc với các không gian khác nhau.

5 quán cafe karaoke cực chất ở Sài Gòn

Thiết kế nội thất sang trong và âm cúng tại lầu 1của quán cafe karaoke Arabica, các bạn có thể thưởng thức âm nhạc cũng như trải nghiệm vai trò làm ca sĩ của mình. Bên cạnh đó, Arabica còn có dịch vụ cho thuê không gian riêng cho các cuộc họp mặt, họp báo, giao lưu âm nhạc. Phòng sang trọng, máy móc và dàn âm thanh hiện đại, có chỗ đậu xe rộng rãi, sức chứa trên 70 người.

5 quán cafe karaoke cực chất ở Sài Gòn

Quán cafe karaoke Arabica có thiết kế nội thất vô cùng đa dạng. Nếu ở lầu 1 là sự sang trọng, quý phái thì ở không gian này lại có cách bài trí vô trẻ trung với sắc cam từ tường nhà cho đến bàn ghế. Sẽ thật tuyệt vơi khi được tụ tập với bạn bè ở không gian đẹp và ấm cúng này.

5 quán cafe karaoke cực chất ở Sài Gòn

Sắc màu lung linh và xì-teen ở một góc không gian khác của quán cafe karaoke Arabica. Khách hàng teen có thể thỏa sức chuyện trò bên những chiếc ghế êm ái nhiều màu của quán.

5 quán cafe karaoke cực chất ở Sài Gòn

Hãy đến với quán cafe karaoke Arabica để cười đùa hết cỡ bên bạn bè thân yêu và được sống là chính mình.

5. Hoang Cafe

(Hẻm 400 Lê Văn Sỹ, Quận 3, TP.HCM)

Hoang cafe là quán cafe karaoke mang phong cách đồng quê Châu Âu về với Sài Gòn. Đến với quán, bạn sẽ có cảm giác như tạm quên đi những vội vã, ồn ào của Sài Gòn để cảm nhận được những nét xưa cũ của thời gian.

5 quán cafe karaoke cực chất ở Sài Gòn

Quán có thiết kế nội thất được lấy ý tưởng từ căn nhà bỏ hoang nơi đồng quê Châu Âu. Chính vì thế quán có thiết kế khá mộc và đơn sơ. Những vật dụng từ những căn nhà bỏ hoang đã được chủ quán mang về và tận dụng như khung cửa, gỗ ốp tường, lò sưởi, đàn guitar, điện thoại, dây thừng, bao bố… 

5 quán cafe karaoke cực chất ở Sài Gòn

Một khung cửa gỉ sét của thời gian được xếp trong không gian dành cho hai người mang lại không khí rất lãng mạn và cổ điển. Khung cửa như kể một câu chuyện tình yêu xưa khiến khách cảm giác như mình là nhân vật trong đó.

5 quán cafe karaoke cực chất ở Sài Gòn

Không gian được trang trí chủ yếu bằng gỗ và đá. Những bức tường, kệ sách, cửa gỗ, cầu thang, những chiếc ghế gỗ… tạo nét mộc mạc và gần gũi. Một lò sưởi cũ giúp bạn có cảm giác như đang sống giữa đồng quê Châu Âu.

5 quán cafe karaoke cực chất ở Sài Gòn

Âm nhạc tại quán cafe karaoke cũng được trau chuốt đặc biệt với những giai điệu êm đềm, tinh tế gồm các dòng nhạc như New age, audiophile, country… cùng ánh nến huyền ảo. Thiết kế của Hoang có tính kết nối cao giữa 3 không gian cùng các khung cửa sổ khiến quán có những góc vừa riêng tư nhưng lại ấm cúng.

Reuters viết về khủng hoảng nợ trong ngành cà phê Việt Nam

Nhiều doanh nghiệp bị mắc kẹt với các khoản nợ lớn không thể hoàn trả càng khiến các ngân hàng từ chối cấp tín dụng.
Reuters viết về khủng hoảng nợ trong ngành cà phê Việt Nam
Reuters viết về khủng hoảng nợ trong ngành cà phê Việt Nam
 Reuters cho biết ngành cà phê Việt Nam đang rơi vào khủng hoảng do trốn thuế, quản lý yếu kém, doanh nghiệp mất khả năng thanh toán, lãi suất cao và tín dụng thắt chặt. Nhiều doanh nghiệp bị mắc kẹt với các khoản nợ lớn không có khả năng hoàn trả. Trong số 127 doanh nghiệp cà phê xuất khẩu của Việt Nam hoạt động năm 2012 có tới 56 doanh nghiệp ngừng giao dịch hoặc chuyển đổi lĩnh vực kinh doanh do không có khả năng trả nợ. Do đó, nhiều ngân hàng từ chối cấp tín dụng cho các doanh nghiệp cà phê.

Dự báo sản lượng thu hoạch cà phê Việt Nam niên vụ 2013/2014 đạt từ 17 triệu đến 29,5 triệu bao cà phê (1 bao tương đương 60kg cà phê). Điều này làm trầm trọng tình trạng dư cung toàn cầu tạo áp lực khiến giá cà phê giảm khoảng 10% từ tháng 10/2012 đến nay.

Các doanh nghiệp đổ lỗi cho ngân hàng địa phương gây khó khăn trong việc cho vay vốn. Lạm phát cao năm 2010/2011 đã khiến các ngân hàng liên tục nâng lãi suất để thu hút tiền gửi từ đó dẫn tới lãi suất cho vay vốn cũng tăng cao.
 

Tuy nhiên, các thương nhân nước ngoài nhận định doanh nghiệp Việt Nam đã vay mượn quá nhiều để tăng cường đầu cơ trong lúc giá tăng nhanh lên kỷ lục 2.600 USD/tấn đầu năm 2011. Đến nay, giá đã hạ xuống dưới 2.000 USD/tấn khiến các doanh nghiệp bế tắc. Những thương lái trung gian thu mua cà phê giữa nông dân và các doanh nghiệp hoạt động thiếu hiệu quả, gian lận cũng khiến cà phê Việt Nam mất uy tín. Các thương lái này thường cho thêm hạt kém chất lượng hoặc các tạp chất khác để tăng trọng lượng bao cà phê, dẫn tới tiêu thụ khó và giá xuống thấp.

Để hỗ trợ cho ngành cà phê, Chính phủ cũng đã quyết định gia hạn nợ cho các doanh nghiệp cà phê từ 12 tháng lên 36 tháng. Hiệp hội cà phê ca cao Việt Nam (Vicofa) cũng mới đề xuất chính phủ mua tạm trữ 300.000 tấn cà phê, tương đương 1/5 tổng sản lượng để hỗ trợ tăng giá cà phê, và cho các doanh nghiệp vay ưu đãi để mua cà phê nguyên liệu từ người dân. Tuy nhiên, trong thực tế, nỗ lực mua tạm trữ năm 2010 cũng không đạt kết quả với chỉ 60.000 tấn cà phê thu mua được trên mục tiêu 200.000 tấn. Nguyên nhân do vấn đề kho bãi logistic yếu kém và giải ngân vốn chậm.

Reuters cũng cho rằng vấn đề khủng hoảng ngành cà phê Việt Nam hiện nay có thể tạo cơ hội cho xuất khẩu cà phê robusta Indonesia, nước sản xuất lớn thứ 2 thế giới đẩy mạnh hơn. Nếu không có sự gia tăng đáng kể trong tiêu thụ toàn cầu, với sản lượng cao từ các nước trồng cà phê như Brazil thì lượng cà phê tồn kho của thế giới niên vụ 2013/2014 sẽ lên cao nhất 5 năm, tiếp tục tạo áp lực giảm giá.
Nguồn tin: Theo Dân Việt

8.14.2013

Các loại hạt cà phê

1/ Robusta Coffee:

Loại cây trông này rất thích hợp với khí hậu, thổ nhưỡng tại vùng Tây Nguyên Việt Nam – nhất là vùng đất bazan (Gia lai, Đắclắc) – hằng năm đạt 90-95% tổng sản lượng cà phê Việt Nam, mùi thơm nồng, không chua, độ cafein cao, thích hợp với khẩu vị người Việt, nhưng quá đậm đặc với người nước ngoài. Trồng cà phê Robusta phải thâm canh mới đạt được năng suất cao vì trái đậu trên cành một lần, phải tạo cành mới (cành thứ cấp 1,2,3…). để đạt được yếu tố này, người nông dân phải có vốn, một kiến thức cơ bản. Thường thì mới năm thứ hai-thời kỳ kiến thiết cơ bản-người trồng đã thu hoạch, không hãm ngọn sớm nên đến năm thứ 1 kinh doanh (năm thứ 3 của cây trồng) cây đã yếu, có hình tán dù, thiếu cành thứ cấp.
Cà phê Robusta hay còn gọi là cà phê vối thuộc loài thực vật Coffea Canephora Pierre ex A. Froehner. Đây là giống cà phê thích nghi tốt với khí hậu và thổ nhưỡng trên vùng đất đỏ bazan – Tây Nguyên trù phú với độ cao từ 800 -1000m so với mặt nước biển. Là loại cà phê phổ biến nhất ở Việt Nam chiếm hơn 90% sản lượng hằng năm.
Đặc điểm: Hạt cà phê Robusta hình bàn cầu tròn và thường là 2 hạt trong 1 trái. Trãi qua quá trình chế biến trên dây chuyền thiết bị hiện đại với công nghệ cao tạo cho loại cà phê Robusta có mùi thơm dịu, vị đắng gắt, nước có màu nâu sánh, không chua, hàm lượng cafein vừa đủ đã tạo nên một loại cà phê đặc sắc phù hợp với khẩu vị của người dân Việt Nam.

2/ Arabica Coffee:

Loại này có hai loại đang trồng tại Việt Nam: Moka và Catimor
a) Moka: mùi thơm quyến rũ, ngào ngạt, vị nhẹ, nhưng sản lượng rất thấp, giá trong nước không cao vì không xuất khẩu được, trong khi giá xuất rất cao-gấp 2-3 lần Robusta – vì trồng không đủ chi phí nên người nông dân ít trồng loại café này.
b) Catimor: Mùi thơm nồng nàn, hơi có vị chua, giá xuất gấp hai lần Robusta – nhưng không thích hợp với khí hậu vùng đất Tây Nguyên vì trái chín trong mùa mưa và không tập trung – nên chi phí hái rất cao – hiện nay tại Quảng Trị đang trồng thí nghiệm, đại trà loại cây này và có triển vọng rất tốt.
Cà phê Arabica còn được biết đến với cái tên dân gian gọi là cà phê chè. Ơ nước ta chủ yếu gồm 2 giống chính là mokka và catimor thuộc loài thực vật Coffea L. Cà phê Arabica chiếm một diện tích rất ít khoảng 1% diện tích trồng cà phê. Loại cà phê này chỉ cho chất lượng tốt khi được trồng ở độ cao trên 1000m so với mặt nước biển. Vì hiệu quả kinh tế cao và chất lượng tốt nên hiện nay diện tích trồng đang được nhà nước khuyến khích trồng.
Đặc điểm: Arabica khi pha cho nước có màu nâu nhạt sánh, mùi vị đắng rất đa dạng từ đắng dịu hương thơm nhẹ nhàng quyến rũ đến vị đắng lẫn hương thơm nồng nàng, đặc biệt có vị hơi chua rất lôi cuốn và thích hợp với khẩu vị của các qúy bà.

3/ Cherry Coffee:

Không phổ biến lắm vì vị rất chua – chịu hạn tốt. Công chăm sóc đơn giản, chi phí rất thấp – nhưng thị trường xuất khẩu không chuộng kể cả trong nước nên ít người trồng loại này – một cây café mít 15-20 tuổi, nếu tốt có thể thu hoạch từ 100kg -200kg café tươi nếu nằm gần chuồng bò hoặc nơi sinh hoạt gia đình …
Cherry hay còn gọi là cà phê mít gồm có 2 giống chính là Liberica và Exelsa. Loại này không được phổ biến lắm, nhưng đây là loại có khả năng chống chịu sâu bệnh rất tốt và năng suất rất cao. Được trồng ở những vùng đất khô đầy gió và nắng của vùng cao nguyên.
Đặc điểm: Cherry mang một đặc điểm và hương vị rất khác lạ của một loài cây trưởng thành dưới nắng và gió của Cao Nguyên. Hạt cà phê vàng, sáng bóng rất đẹp. Khi pha tạo ra mùi thơm thoang thoảng, đặc biệt là vị chua của cherry tạo ra một cảm giác thật sảng khoái. Cherry rất thích hợp với sở thích của phái nữ với sự hòa quyện giữa mùi và vị tạo ra một cảm giác dân dã, cao sang quý phái hòa quyện nhau thât sâu sắc.

4/ Culi Coffee:

Là sự lựa chọn những hạt cà phê no tròn của các giống cà phê Robusta, Arabica và Cherry. Đó là những hạt cà phê đã tích tụ những gì tinh túy nhất mà thiên nhiên đã giành cho vùng đất đỏ bazan. Bằng công nghệ chắc lọc và tinh chế hiện đại chúng tôi đã cho ra đời một sản phẩm tuyệt hảo nhất.
Đặc điểm: Là những hạt cà phê no tròn. Đặc biệt là trong một trái chỉ có duy nhất một hạt. Vị đắng gắt, hương thơm say đắm, hàm lượng cafein cao, nuớc màu đen sánh đó là những gì mà Culi coffee mang đến. Đó là quá trình kết hợp tinh túy của sự duy nhất.

5/ Robusta – Arabica Coffee:

Đây là dòng sản phẩm dựa trên sự kết hợp hoàn hảo của Robusta và Arabica. Là một sản phẩm trong đó đã chắc lọc hết sự tinh túy mà thiên nhiên ban tặng cho vùng đất Cao Nguyên đầy nắng gió nhưng rất mến khách.
Đặc điểm: Tạo ra một loại cà phê riêng biệt, nước màu nâu đậm đặc. Là sự kết hợp vị đắng gắt của Robusta và hương thơm đậm đà của Arabica. Tạo nên một cảm giác thư giãn thật là thoải mái.

6/ Robusta – Cherry Coffee:

Đây là một dòng sản phẩm kết hợp mang sắc thái riêng biệt. Không thua kém gì Robusta – Arabica. Là sự hòa quyện giữa đắng gắt của Robusta và vị chua quyến rũ của Cherry. Từ đó chinh phục lòng người với một cảm giác ngất ngây và say đắm như những đôi tình nhân.
Đặc điểm: Nước sánh đậm, vị đắng gắt và chua pha lẫn vào nhau tạo nên một loại thức uống. Đây là kết quả của mối tình chua và đắng.

7/ Robusta – Culi Coffee:

Đây là một sản phẩm tổng hợp Robusta – Culi. Tạo nên sự đậm đà hơn nữa trong màu sắc cũng như tăng cường vị đắng gắt của Robusta. Tao nên một dòng sản phẩm đậm đà càng đậm đà hơn giành riêng cho những người sành cà phê và thích cảm giác mạnh.
Đặc điểm: vị đắng gắt, hương thơm nhẹ, hàm lượng cafein tương đối cao, nước màu nâu sánh. Tạo cảm giác sảng khoái, năng động hơn.

8.12.2013

Sàn giao dịch nông sản: Vẫn chỉ “manh nha”



Năm 2005, Luật Thương mại ra đời đã đặt nền móng đầu tiên về các quy định quản lý nhà nước đối với sở giao dịch hàng hóa. Tuy nhiên, cho đến nay, loại hình sàn giao dịch hàng hóa tại Việt Nam vẫn còn manh nha và “mới mẻ” đối với người dân và doanh nghiệp.
Sàn giao dịch nông sản: Vẫn chỉ “manh nha”
Sàn giao dịch nông sản: Vẫn chỉ “manh nha”
 - Giao dịch “èo uột”

Hiện trên toàn thế giới đang có khoảng 50 sàn giao dịch hàng hóa. Tuy nhiên, các sàn giao dịch này chủ yếu tập trung ở khu vực châu Á với khoảng 30 sàn. Tại Việt Nam, đến thời điểm này, các cơ quan chức năng mới chỉ cấp phép cho 2 sàn giao dịch hàng hóa và 1 trung tâm giao dịch cà phê. Đó là Sở Giao dịch hàng hóa Việt Nam, Sở Giao dịch hàng hóa INFO và Trung tâm Giao dịch cà phê Buôn Mê Thuột. Cả hai sàn giao dịch và một trung tâm này đều là các mô hình thí điểm.

Tuy nhiên, ngay từ khi bắt đầu hoạt động đến nay, các sàn giao dịch hàng hóa vẫn vắng lặng người giao dịch và ngày càng thưa thớt.

Sở giao dịch hàng hóa Việt Nam (VNX) bắt đầu hoạt động từ ngày 1/4/2011 với 4 mặt hàng trên sàn giao dịch là cà phê (robusta), cà phê (arabica), cao su và thép cuộn cán nóng. Năm 2012, hoạt động giao dịch tại VNX đã bắt đầu có dấu hiệu trầm lắng.

Theo báo cáo của VNX, tổng khối lượng giao dịch hợp đồng rất thấp. Trong đó, phần lớn là giao dịch cà phê, cao su thì ít, riêng nhóm thép gần như chưa có giao dịch. Số lượng tài khoản mở tại các thành viên của VNX đến nay cũng chỉ hơn 2.000 tài khoản, tổng mức giao dịch các hợp đồng trong 6 tháng đầu năm 2012 chỉ đạt gần 849 tỷ đồng. Các chủ đầu tư chỉ là cá nhân và tham gia chủ yếu để tìm hiểu, thăm dò thị trường. Vào tháng 8/2012, VNX đã gặp sự cố rủi ro về hệ thống công nghệ thông tin nên VNX đang tạm dừng hoạt động và dự kiến hoạt động trở lại vào tháng 9/2013.

Trung tâm Giao dịch cà phê Buôn Mê Thuột (BCEC) cũng rơi vào trường hợp tương tự như VNX. Năm 2011, giao dịch cà phê robusta trên BCEC đạt 696,97 tỷ đồng thì đến năm 2012, giao dịch đã giảm đáng kể 173,14 tỷ đồng.

Tại hội thảo “Đánh giá thực trạng hoạt động mua bán hàng hóa qua Sở Giao dịch và đề xuất xây dựng luật giao dịch hàng hóa tương lai” ngày 7/8, bà Lê Việt Nga- Phó Vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước (Bộ Công Thương)- cho rằng, sở dĩ hoạt động giao dịch mua bán hàng hóa qua các Sở giao dịch hàng hóa trong nước vẫn còn ảm đảm là do thói quen tập quán kinh doanh vẫn thực hiện các giao dịch truyền thống như mua bán giao ngay. Người nông dân vẫn thích bán cho thương lái hơn là bán trực tiếp cho doanh nghiệp và ngược lại, doanh nghiệp cũng muốn mua sỉ qua thương lái hơn vì mua lẻ qua nông dân thì họ không đủ vốn và phương tiện để thực hiện giao dịch.

Bên cạnh đó, các Sở giao dịch hàng hóa trong nước còn phải cạnh tranh với các ngân hàng thương mại hoạt động môi giới hàng hóa qua các Sở Giao dịch hàng hóa nước ngoài.

 

Danh mục bó hẹp

Hiện nay, Bộ Công Thương chỉ cấp phép giao dịch 3 mặt hàng là thép, cà phê và cao su. Chính sản phẩm hợp đồng giao dịch qua Sở Giao dịch hàng hóa chưa phong phú và đa dạng, khiến cho người bán, người mua và các nhà đầu tư chưa mặn mà tham gia.

Các nhà đầu tư tham gia giao dịch qua Sở giao dịch hàng hóa với mục đích bảo hiểm rủi ro và giao dịch hàng hóa thật còn rất hạn chế, chủ yếu với mục đích đầu cơ tài chính.

Ông Đoàn Hồng Quân- Phó Tổng giám đốc Sở Giao dịch hàng hóa INFO- mới được cấp phép vào tháng 4/2013 cho biết, vấn đề đăng ký kinh doanh cho Sở Giao dịch cũng gặp khó khăn. Bởi bên đăng ký kinh doanh chưa biết mô hình này như nào, họ nghĩ sàn giao dịch này giống sàn chứng khoán. Ngoài ra, phía Sở Giao dịch muốn đăng ký nhiều dịch vụ để hỗ trợ tốt nhất cho thị trường giao dịch nhưng chỉ cho phép giao dịch mặt hàng cà phê, cao su, sắt thép.

Về vấn đề này, bà Lê Việt Nga cho biết, Bộ Công Thương đang nghiên cứu các tiêu chuẩn của hàng hóa và các thông lệ điều khoản hợp đồng làm thế nào mở rộng nhiều mặt hàng mới để có thể giao dịch nhiều hơn trên Sở giao dịch hàng hóa. Qua quá trình nghiên cứu năng lực của các sở giao dịch hàng hóa trong nước, Bộ Công Thương sẽ mở rộng ra các nhóm hàng mới. Bên cạnh đó, bản thân các doanh nghiệp tham gia Sở giao dịch hàng hóa trong nước phải làm tốt về kho vận, kiểm định, xây dựng tiêu chuẩn, hợp đồng. Họ phải khẳng định năng lực đủ khả năng đứng ra giao dịch loại hàng hóa này. Trên cơ sở đó, Bộ Công Thương sẽ xem xét phê duyệt.

Dự kiến trong năm nay, Bộ Công Thương sẽ ban hành 2 thông tư mới. Thứ nhất là thông tư quy định về thương nhân giao dịch trên các Sở giao dịch hàng hóa nước ngoài phải đảm bảo điều kiện tiêu chuẩn như nào và các đơn vị làm môi giới trung gian phải chịu trách nhiệm đối với tiền các nhà đầu tư tham gia giao dịch ra nước ngoài. Thứ hai là triển khai nghị định 52 về thương mại điện tử, trong đó sẽ có thông tư quy định về các quy chuẩn đối với các Sở giao dịch hàng hóa nhằm đảm bảo rủi ro về mặt thương mại điện tử, không để lệnh bị sai lệch, sập sàn ảnh hưởng đến quyền lợi của các nhà đầu tư- bà Nga cho biết thêm.
Nguồn tin: Dân Việt