6.23.2013

Khám phá những quán cafe lâu đời nhất thế giới

Những đồ uống hấp dẫn, không gian tuyệt đẹp cùng dấu ấn của các thi hào, nhạc sĩ lẫy lừng đã làm nên danh tiếng cho những quán cafe lâu đời nhất thế giới.
Quán cafe ở Cairo (Ai Cập) này đã có hơn 200 năm tuổi. Dù quán nằm sâu trong những lối đi mê cung của khu chợ Bazaar Khan El Halili nhưng El Fishawy lúc nào cũng đông khách. Cách bài trí của El Fishawy khá đơn giản với những bức tường kính trong suốt và những chiếc bàn mặt đồng nhỏ, dễ dịch chuyển. Bước chân vào bên trong quán, bạn sẽ cảm nhận được bầu không khí thơm nức của shisa, trà bạc hà và cafe nóng.



Central Kavehaz là một trong những quán cafe lâu đời nhất thế giới. Ra đời vào năm 1887, quán là một nơi ưa thích của bậc trí thức Hungary. Central Kavehaz được bài trí rất trang nhã với trần nhà cao và nội thất mang đậm chất Châu Âu. Những danh nhân của đất nước Hungary như Jozsef Kiss, Mihály Babits, và nhà thơ Geza Gyóni thường xuyên "tận dụng" nơi đây làm văn phòng làm việc.
Nếu bạn có dịp ghé đến quán cafe này, bạn hãy đem theo quyển sách ưa thích của mình rồi nhâm nhi một cốc cappuciano và nhấm nháp món bánh ngọt trứ danh cseresznyes joghurtos piskota - một loại bánh bánh bông lan làm từ sữa chua và anh đào của quán.
Antico Caffé Greco xuất hiện từ năm 1760 và là quán cafe cổ nhất của Rome cũng như một trong những quán cafe lâu đời nhất thế giới. Antico Caffé Greco được bài trí rất sang trọng nhưng đơn giản với những chiếc bàn cẩm thạch và rất nhiều tranh treo tường đẹp mắt. Thêm nữa nhân viên phục vụ ở đây ăn mặc rất lịch sự với thái độ phục vụ chuyên nghiệp.
Nếu có dự định tới thăm "Thành phố vĩnh cửu", bạn hãy ghé Antico Caffé Greco và thưởng thức món cafe macchiato ngon tuyệt hảo. Antico Caffé Greco từng là quán cafe ưa thích của những tên tuổi như Goethe, Byron, Berlioz, Dickens, Keats và Mark Twain
Hai vĩ nhân người Nga Vladimir Lenin và Leon Trotsky đã nảy ra những ý tưởng tuyệt vời ngay bên dưới mái vòm của quán cafe trung tâm Vienna. Ra đời 1876, Café Central ngày nay vô cùng ấn tượng với những dãy cột nhà mạ vàng và các món bánh ngọt Torte Linzer, Esterhazy và Sacher vô cùng hấp dẫn.
Khai trương năm 1858, quán cafe lâu đời nhất Argentina chính là sự kết hợp hoàn hảo giữa nét quyến rũ Paris với trí tuệ Argentina. Café Tortoni do một người Pháp mở ra để thỏa lòng mong nhớ những quán cafe tại quê hương mình.
Bên trong Café Tortonilà những cột nhà lớn với hệ thống bàn đá cẩm thạch và đèn trùm màu hổ phách đơn giản nhưng sang trọng. Quán cũng có một tầng hầm là nơi tổ chức các buổi nhạc jazz, vũ điệu tango và buổi đọc thơ.
Ra đời vào năm 1686, Le Procope là quán cafe lâu đời nhất Kinh đô Ánh Sáng. Quán cafe này là nơi lưu lại dấu ấn của những vĩ nhân như Voltaire, Ben Franklin và Victor Hugo. Hiện nay, các quán cafe nổi tiếng tai Pháp như Jean-Paul Sartre, Simone de Beauvoir, Albert Camus và Lost Generation đều ít nhiều chịu ảnh hưởng của Le Procope - quán cafe lâu đời nhất thế giới.
Dù ở Singapore nhưng quán cafe nằm trong khách sạn Raffles này lại mang những nét đặc trưng của đồn điền tại Malaysia với quạt trần, ghế mây, và những ly cocktail màu kẹo.
Nếu đến Long Bar bạn đừng bỏ lỡ cơ hội thưởng thức món cocktail trứ danh Singapore Sling (gồm rượu gin, rượu anh đào, nước dứa và các loại rượu khác) được sáng tạo tại đây dưới bàn tay tài danh của bartender Ngiam Tong Boon khoảng năm 1910. Ernest Hemingway, Rudyard Kipling và W. Somerset Maugham đã từng nghỉ ngơi ở đây để lấy cảm hứng viết nên nhiều câu chuyện hấp dẫn.
Những thế hệ nhà văn, nghệ sĩ và học giả Ấn Độ đã biến quán cafe giản dị gần Đại học Calcutta được mở vào năm 1942 thành một diễn đàn tri thức. Tại quán cafe này, các trí thức Ấn đã bàn bạc những vấn đề quan trọng về việc thay đổi chính trị và văn hóa của đất nước này.
Ngày nay, quán cafe nhỏ tại Kolkata này vẫn thu hút những sinh viên đại học với các thức uống cafe đa dạng.

theo afamily.vn

6.19.2013

Nghi thức cà phê giao tiếp tâm linh với đấng tối cao của người Ethiopia


Cà phê được sử dụng lần đầu tiên vào thế kỉ thứ 9, khi nó được khám phá ra từ vùng cao nguyên Ethiopia. Từ đó, nó lan ra Ai Cập và Yemen, và tới thế kỉ thứ 15 thì đến Armenia, Persia, Thổ Nhĩ Kỳ và phía bắc Châu Phi. Từ thế giới Hồi giáo, cà phê đến Ý, sau đó là phần còn lại của Châu Âu, Indonesia và Mĩ. Ngày nay, cà phê là một trong những thức uống thông dụng toàn cầu.

Cà phê đóng một vai trò quan trọng trong xã hội xuyên suốt lịch sử hiện đại. Ở Châu Phi và Yemen, nó được dùng trong các nghi lễ tôn giáo. Kết quả là các nhà thờ ở Ethiopia cấm sử dụng cà phê cho đến triều đại Menelik II của Ethiopia.

Ethiopia không chỉ là vùng đất quê nhà của cà phê, mà còn là nơi cà phê được xem như biểu tượng của quyền lực (trong quá khứ tại một số vùng như Harrar, Sidamo..), một thức uống của thần linh, nghi thức cà phê là một lễ nghi tâm linh. Khi tiến hành một Nghi thức cà phê, người Ethiopia cho rằng họ đang giao tiếp với các đấng tối cao (thần linh). Hạt cà phê sau khi “chết” và phù hộ cho một đời sống mới với các ý tưởng mới. 
 

Những khi có một sự kiện quan trọng trong làng, trong cộng đồng; cần bàn luận, giải quyết, quyết định những sự việc lớn; hay chào đón những người khách, người bạn thân quan trọng; và có những việc quan trọng trong gia đình: Ma chay, cưới hỏi… thì một Nghi lễ cà phê được tiến hành. Điều đặc biệt là người thực hiện Nghi thức cà phê theo phong tục luôn là một người phụ nữ. 
 Biểu diễn Nghi thức cà phê Ethiopia lại Làng cà phê Trung Nguyên trong khuông khổ Lễ hội cà phê lần 3 - 2011
 Người phụ nữ thực hiện nghi thức cà phê theo truyền thống thì cần một loại trang phục cho nghi lễ riêng gọi là trang phục cà phê. Theo thông lệ, có 3 thời điểm trong ngày để tiến hành một nghi thức cà phê: Sáng – Trưa - Tối. Thời gian để tiến hành một nghi thức cà phê đầy đủ thường kéo dài khoảng 2h, và trải qua 3 tuần/vòng thực hiện (buna): Tuần đầu – Abol; Tuần 2 – Tona; Tuần 3 – Baraka. Theo 3 tuần này thì mức độ đậm của cà phê cũng giảm dần.

Lời cầu nguyện điển hình của người Ethiopia khi thực hiện Nghi thức cà phê:

1. Bình cà phê đem lại hòa bình cho chúng ta
Bình cà phê cho con em chúng ta trưởng thành
Cho chúng ta thịnh vương
Che chở cho chúng ta trước loài quỷ dữ
Cho chúng ta mưa và mùa xuân

2. Ashama, hạt cà phê của tôi, hãy mở ra để đem lại hòa bình
Sau đó hãy mở miệng, để cầu nguyện an bình cho chúng tôi
Cứu rỗi chúng tôi khỏi loài quỷ dữ
Đêm Gala cà phê - Đêm họp mặt của các nguyên thủ, chính khách ngoại giao trong và ngoài nước tại Làng cà phê Trung Nguyên,  trong khuông khổ Lễ hội cà phê lần 3 - 2011
Khi tách cà phê trên tay bạn được mời bởi người Ethiopia là họ đang thể hiện một tình bạn, sự trân trọng và quý mến. Và tất cả mọi người đang giao tiếp với đấng tối cao thông qua cà phê và thông qua người thực hiện nghi thức. Vì vậy khi nhận tách cà phê, người thưởng thức cần thể hiện thái độ, tình cảm biết ơn đối với vị thần cà phê của người Ethiopia, biết ơn với người thực hiện nghi thức cà phê.
Nếu có dịp được tham gia nghi thức cà phê của người Ethiopia. Bạn hãy thưởng tách cà phê hết sức chậm rãi, từ tốn. Nâng tách cà phê lên, tận hưởng mùi hương thơm, màu sắc của nước cà phê và hớp từng ngụm nhỏ để cảm nhận quá trình giao tiếp ấy được diễn ra, cảm nhận sự chân thành của người thực hiện nghi thức và tìm tới những câu trả lời cho vấn đề của gia đình, cộng đồng…
Biểu diễn Nghi thức cà phê Ethiopia tại Lễ hội cà phê lần 3 - 2011 (Ảnh: Nguyễn Á) 

6.18.2013

10 quán cà phê đẹp để chụp ảnh cưới ở Sài Gòn

Country house


10 quán cà phê đẹp để chụp ảnh cưới ở Sài Gòn
10 quán cà phê đẹp để chụp ảnh cưới ở Sài Gòn
10 quán cà phê đẹp để chụp ảnh cưới ở Sài Gòn
10 quán cà phê đẹp để chụp ảnh cưới ở Sài Gòn
Mang nét duyên của vùng đất hoa tulip xinh đẹp với cối xay gió, những ô cửa sổ trên cao, những lẵng hoa nhiều màu sắc, bức tường gạch nung cổ điển, quán cafe Country house sẽ thổi ngọn gió phong cách vào album cưới của bạn khiến nó thêm lãng mạn và độc đáo.
Địa chỉ: Country House, 18C Phan Văn Trị, Phường 10, Quận Gò Vấp, TP.HCM.

Gác Hoa cà phê
10 quán cà phê đẹp để chụp ảnh cưới ở Sài Gòn
Không gian tràn ngập hương hoa cùng nét duyên của một không gian bé xinh của một tiểu thư đỏng đảnh, sân thượng ngập nắng, cầu thang sắt chông chênh, cà phê Gác Hoa không chỉ là điểm hẹn cà phê lý tưởng mà còn là background cho những tấm hình cưới thêm lung linh.
Địa chỉ: Cà phê Gác Hoa, số 92/17 Phạm Ngọc Thạch, Q.3, TP.HCM.

Miền Đồng Thảo cà phê
10 quán cà phê đẹp để chụp ảnh cưới ở Sài Gòn
Nếu Country House vừa mang nét duyên của cô gái Hà Lan xinh đẹp, khoẻ mạnh và một ít hương gió của cao nguyên thì Miền Đồng Thảo là Đà Lạt nhỏ giữa Sài Gòn với hoa trên lối đi, hoa trên cao, trên vách tường, những dòng nước uốn lượn, vài chú vịt đùa giỡn trên nước…
Địa chỉ: Cà phê Miền Đồng Thảo, 221A Nguyễn Trọng Tuyển, Q.Phú Nhuận, TP.HCM.

The Journey Coffee
10 quán cà phê đẹp để chụp ảnh cưới ở Sài Gòn
Phong cách tây, tông màu trắng dịu nhẹ, không gian lãng đãng là những điểm nhấn ấn tượng của The Journey cà phê.
Địa chỉ: Cà phê The Journey, 158/12 Trần Huy Liệu, P.15, Q. Phú Nhuận, TP.HCM.

Càlat cà phê
10 quán cà phê đẹp để chụp ảnh cưới ở Sài Gòn
Ngôi nhà trắng nhỏ xinh với khung cửa nhỏ, khoảng sân nhỏ và bức rào nhỏ với rất nhiều hoa, tông màu trắng pha lẫn màu tím, màu nâu, màu riêucủa quán sẽ sẽ khiến những shoot hình của bạn thêm rạng rỡ.
Địa chỉ: Cà phê Càlat, số 3 Đặng Dung, P. Tân Định, Q.1, TP.HCM.
Ngộ cà phê
10 quán cà phê đẹp để chụp ảnh cưới ở Sài Gòn
Màu nâu trầm, những bức tượng chu tễu ngộ nghĩnh, những chiếc ghế màu xanh nổi bật sẽ khiến bộ ảnh cưới của bạn vừa huyền bí vừa tươi trẻ, ngọt ngào.
Địa chỉ: Cà phê Ngộ, 220/58 Lê Văn Sỹ, P.14. Q.3, TP HCM.
Paris Dedi cà phê
10 quán cà phê đẹp để chụp ảnh cưới ở Sài Gòn
Nét duyên, sự lãng mạn của nước Pháp được tái hiện tinh xảo, những chiếc lồng chim treo cao là điểm nhấn của Paris Deli coffee.
Địa chỉ: Cà phê Paris Deli, 165 Nguyễn Đức Cảnh, Q.7, TP. HCM.
Cacophony cà phê
10 quán cà phê đẹp để chụp ảnh cưới ở Sài Gòn
Nếu muốn có những shot ảnh ấn tượng tại phố cổ nhưng túi tiền không đủ để ra Hà Nội, thì lầu 2 của Cocaphony cà phê với không gian tái hiện phố cổ sẽ là lựa chọn hoàn hảo của bạn. Ngoài ra khu vực tầng trệt với không gian rock hay tầng 1 với những con phố Sài Gòn sẽ mang đến cho album cưới của bạn những bức ảnh đa phong cách.
Địa chỉ: Cà phê Cacophony, 57H Tú Xương, Q.3, TP.HCM.
Ibox cà phê
10 quán cà phê đẹp để chụp ảnh cưới ở Sài Gòn
Được thiết kế như một biệt thự của vị vua chúa nào đó, cùng những mẫu thiết kế bàn ghế, nội thất không đụng hàng, ibox cà phê sẽ khiến những shoot hình cưới của bạn lung linh như đang chụp tại phòng của một vị vương tước nào đó.
Địa chỉ: Cà phê Ibox số 135 Hai Bà Trưng, Q.3, TP.HCM.
Illy cà phê
10 quán cà phê đẹp để chụp ảnh cưới ở Sài Gòn
Ngoài việc đến đây được thưởng thức cà phê đúng vị, không gian cà phê Illy sang trọng và ấn tượng với hai tông màu đen, trắng và sự tái hiện không gian lãng mạn của nước Ý nét đến từng chi tiết.
Cơ sở 1: Grand View, shop SA 1-1, SB2-1, đại lộ Nguyễn Đức Cảnh, Quận 7.TP.HCM.
Cơ sở 2: 38 Lý Tự Trọng, Quận 1, TP.HCM.

SVARGA cà phê
10 quán cà phê đẹp để chụp ảnh cưới ở Sài Gòn
Bức tường bằng gỗ mang hình dáng tòa cung điện Ba Tư đỏ rực rỡ,cánh cửa vòm nhỏ trang trí họa tiết nhiều màu sắc, nổi bật sắc lam trên nền đỏ, SVARGA cực thích hợp với những cô dâu muốn hoá thân thành nàng công chúa trong truyện thần thoại 1001 đêm.
Địa chỉ: SVARGA Bar-café, 2A/14 Nguyễn Thị Minh Khai, P. Đakao, Q.1, TP.HCM.

Cà phê Cưới
10 quán cà phê đẹp để chụp ảnh cưới ở Sài Gòn
Những tấm ảnh cưới nhiều chủ đề, những bó hoa cưới nhiều màu sắc đặc hờ trên cầu thang, xích đu cùng đội ngũ nhân viên sẵn sàng tư vấn và cho ra đời những shoot hình ấn tượng.
Địa chỉ: Cà phê Cưới, 448 Lê Văn Sỹ F.6 Q. 3, TP.HCM.

6.10.2013

Tổng hợp thị trường cà phê tuần 23 (3/6 – 8/6/2013)

Tổng hợp thị trường cà phê tuần 23 (3/6 – 8/6/2013)
Giá cà phê nhân xô tại các tỉnh Tây Nguyên giảm xuống mức 39.800 – 40.200 đồng/kg, tương đương mức giá của những ngày giữa tháng 2/2013.
Đầu tuần, giá cà phê thế giới trái chiều trên hai sàn giao dịch kỳ hạn. Tại sàn Liffe NYSE London, giá cà phê Robusta đảo chiều theo đà suy giảm ở hai tuần trước. Kỳ hạn giao tháng 7 giảm 9 USD, tương đương giảm 0,48 %, xuống 1.884 USD/tấn và kỳ hạn giao tháng 9 cùng giảm 9 USD, tương đương giảm 0,47 %, còn 1.914 USD/tấn. Tuy nhiên đây cũng là mức giá cà phê Robusta cao nhất tuần.
Trái lại, giá cà phê Arabica trên sàn ICE New York tiếp tục hồi phục. Kỳ hạn giao tháng 7 tăng 1,95 cent, tức tăng 1,53 % lên 129 cent/lb và kỳ hạn giao tháng 9 tăng 1,8 cent, tức tăng 1,39 %  lên 130,95 cent/lb.
Giữa tuần, giá cà phê London tiếp tục suy giảm thêm hai phiên tiếp nữa mới có phiên điều chỉnh với xu hướng hỗn hợp. Kỳ hạn giao tháng 7 tăng 10 USD, tương đương tăng 0,54 %, lên 1.862 USD/tấn và kỳ hạn giao tháng 9 chỉ tăng 2 USD, tương đương tăng 0,11 %, lên 1.881 USD/tấn trong khi các kỳ hạn xa trái chiều giảm nhẹ.
Tương tự, giá cà phê Arabica trên sàn ICE New York cũng đảo chiều tăng. Kỳ hạn giao tháng 7 tăng 2 cent, tức tăng 1,57 % lên 129,45 cent/lb và kỳ hạn giao tháng 9 tăng 1,8 cent, tức tăng 1,39 % còn 131,3 cent/lb. Đây là mức giá cà phê Arabica cao nhất tuần.
Cuối tuần, giá cà phê tiếp tục suy giảm trên cả hai sàn. Tại sàn Liffe London, giá cà phê Robusta kỳ hạn giao tháng 7 giảm 14 USD, tương đương giảm 0,76 %, xuống 1.848 USD/tấn và kỳ hạn giao tháng 9 giảm 18 USD, tương đương giảm 0,97 %, còn 1.863 USD/tấn. Đây là mức giá cà phê Robusta thấp nhất tuần.
Tương tự, trên sàn ICE New York, giá cà phê Arabica kỳ hạn giao tháng 7 giảm 2,5 cent, tức giảm 1,93 % xuống 126,95 cent/lb và kỳ hạn giao tháng 9 giảm 2,3 cent, tức giảm 1,75 % còn 129 cent/lb. Đây cũng là mức giá cà phê Arabica thấp nhất tuần.
Giá cà phê nhân xô tại các tỉnh Tây nguyên giảm xuống mức 39.800 – 40.200 đồng/kg, tương đương mức giá của những ngày giữa tháng 2/2013.
Giá cà phê xuất khẩu loại R2, 5% đen vỡ, đứng ở mức 1.923 USD/tấn, (FOB), với mức cộng 60 USD theo giá tháng 9 tại London.
Tính chung cả tuần, giá cà phê Robusta London giảm 45 USD/tấn, tương đương giảm 2,38 %, giá cà phênhân xô nội địa giảm 700 đồng/kg, tương đương giảm 1,71 % trong khi giá cà phê Arabica New York chỉ giảm 0,1 cent/lb, tức giảm 0,08 %, mức giảm rất nhẹ.
Giá cà phê Robusta London tiếp tục suy giảm lo lượng bán khống của đầu cơ gia tăng khá mạnh.
Tuy nhiên, trên thị trường hàng thực, theo hãng tin Bloomberg, mức giá cộng cho cà phê Robusta Việt Nam hàng giao ngay trong tuần vừa qua đã tăng lên 100 – 120 USD/tấn và mức cộng của cà phê Indonesia là 150 USD/tấn so với giá kỳ hạn London. Nguyên nhân, theo Volcafe cho biết, do nguồn hàng tại Việt Nam hiện rất khó mua vì giá nội địa đã bất ngờ giảm sâu, trong khi tại Indonesia là mưa lớn ở một số khu vực trồng chính của đảo Sumatra “vẫn còn làm gián đoạn việc xuất khẩu cà phê”.
Giá cà phê Arabica vẫn còn suy yếu do Brazil hiện đang bước vào thu hoạch rộ vụ kỷ lục của năm giảm và lượng hàng xuống tàu tiếp tục gia tăng. Theo Hiệp hội các nhà xuất khẩu cà phê (Cecafe) Brazil vừa cho biết xuất khẩu cà phê tháng 5/2013 của quốc gia Nam Mỹ này tăng 17,1% so với cùng kỳ năm trước và là tháng thứ năm tăng liên tiếp kể từ đầu năm 2013.
Bên cạnh lượng hàng Arabica tồn đọng của niên vụ trước thì sản lượng Arabica dồi dào của Brazil trong niên vụ hiện tại tiếp tục đè giá giao dịch trên sàn ICE New York xuống đứng ở mức thấp kể từ tháng 9 năm 2009 tới nay.
Trong khi USD tiếp tục suy yếu, đồng Reais của Brazil giảm xuống mức thấp 4 năm so với USD càng khuyến khích người Brazil xuất khẩu cà phê mạnh hơn. Bởi vì khi được bán ra nước ngoài bằng USD, đồng reais yếu có nghĩa là nông dân Brazil sẽ nhận trở lại được nhiều reais hơn so với USD.

6.08.2013

Lo mất trắng thương hiệu cà phê Buôn Ma Thuột

Mỹ, Đức, Anh, Canada, Hàn Quốc và Nhật Bản đã từ chối đăng ký bảo hộ nhãn hiệu cà phê Buôn Ma Thuột
Lo mất trắng thương hiệu cà phê Buôn Ma Thuột
Sản phẩm cà phê Buôn Ma Thuột trưng bày tại Lế hội Cà phê
Hiệp hội Cà phê Buôn Ma Thuột vừa phát hiện nhãn hiệu “Buonmathuot Coffee” bị một số tổ chức, cá nhân đăng ký bảo hộ từ trước.
Sáu nước từ chối bảo hộ
Nhãn hiệu “Buonmathuot Coffee” đã được Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam cấp đăng bạ dưới hình thức tên gọi xuất xứ hàng hóa, nay là chỉ dẫn địa lý cà phê Buôn Ma Thuột, vào tháng 10-2005. Tuy nhiên, sau khi bị một doanh nghiệp Trung Quốc đăng ký bảo hộ nhãn hiệu “Buonmathuot Coffee” tại nước này, UBND tỉnh Đăk Lăk đã giao Hiệp hội Cà phê Buôn Ma Thuột đại diện đứng tên khiếu kiện đòi lại thương hiệu, đồng thời đăng ký bảo hộ nhãn hiệu “Buonmathuot Coffee” ra các nước dưới dạng nhãn hiệu tập thể, nhãn hiệu chứng nhận và các hình thức bảo hộ khác theo luật của các quốc gia.
Hiệp hội Cà phê Buôn Ma Thuột đã phối hợp với Văn phòng Luật sư Phạm và Liên doanh nộp đơn đăng ký bảo hộ nhãn hiệu tập thể, nhãn hiệu chứng nhận tại 17 quốc gia. Đến nay, các nước đã chấp nhận đăng ký bảo hộ có Tây Ban Nha, Bỉ, Hà Lan, Luxembourg và Singapore. Còn Mỹ, Đức, Anh, Canada, Hàn Quốc và Nhật Bản từ chối đăng ký bảo hộ. Thậm chí, Anh đã thông báo từ chối lần 2 sau khi phía Việt Nam nộp đơn phản đối việc từ chối lần 1.
Ngoài ra, Hiệp hội Cà phê Buôn Ma Thuột phát hiện nhãn hiệu “Cafe Ban Me Thuot” đã bị Công ty Rice Field Corporation nộp đơn đăng ký bảo hộ vào ngày 4-8-2003 tại Mỹ, Công ty Starbucks Copporation đã đăng ký bảo hộ vào ngày 4-3-1998 tại Canada. Riêng tại Hàn Quốc, ông Lee Mi Hyang đã đăng ký nhãn hiệu trong đó có từ “Buon” cho nhóm 30 sản phẩm cà phê vào ngày 6-1-2005.
Nguy cơ bị kiện ngược
Theo Hiệp hội Cà phê Buôn Ma Thuột, để phản đối hoặc khiếu kiện đạt hiệu quả, Việt Nam phải cung cấp được bằng chứng xác thực về việc sản phẩm cà phê mang nhãn hiệu Buôn Ma Thuột đã có mặt tại Mỹ, Canada, Hàn Quốc trước ngày các tổ chức, cá nhân nước ngoài đăng ký bảo hộ tại quốc gia đó. Tuy nhiên, do thiếu những bằng chứng thuyết phục nên muốn lấy lại thương hiệu chỉ còn cách thương lượng và mua lại.
Ông Trịnh Văn Minh, Phó Chủ tịch Hiệp hội Cà phê Buôn Ma Thuột, cho biết: Hiện nay, ngành cà phê trong nước chưa bị ảnh hưởng nhiều khi nhãn hiệu cà phê Buôn Ma Thuột bị đăng ký bảo hộ ở một số nước do Việt Nam chưa xuất khẩu cà phê sang các nước dưới nhãn hiệu cà phê Buôn Ma Thuột. Tuy nhiên, về lâu dài, điều này vô cùng nguy hiểm vì không chỉ làm cho người tiêu dùng hiểu sai về xuất xứ cà phê mà còn đứng trước nguy cơ bị các tổ chức, cá nhân đã đăng ký khởi kiện ngược lại các sản phẩm cà phê mang nhãn hiệu Buôn Ma Thuột.
Ông Nguyễn Xuân Lợi, Giám đốc Công ty CP Đầu tư và Phát triển An Thái, lo ngại: Phần lớn các sản phẩm cà phê hòa tan của công ty đều xuất khẩu sang Hàn Quốc. Trong khi đó, công ty đang hoàn tất hồ sơ để được xuất khẩu dưới nhãn mác cà phê Buôn Ma Thuột cho nên rất dễ bị phía đơn vị đăng ký bảo hộ trước đó khởi kiện.
Hiệp hội Cà phê Buôn Ma Thuột cho biết trước mắt sẽ tiếp tục làm đơn phản đối gửi các nước. Riêng các nước đã đăng ký nhãn hiệu có từ “Buon” hoặc “Buon Ma Thuot”, Hiệp hội Cà phê Buôn Ma Thuột đề nghị UBND tỉnh Đăk Lăk cho phép dừng đăng ký bảo hộ nhãn hiệu “Buonmathuot Coffee” mà chuyển sang đăng ký bảo hộ một nhãn hiệu khác không có từ Buôn Ma Thuột.
Về lâu dài, Hiệp hội Cà phê Buôn Ma Thuột sẽ thông qua Ủy ban châu Âu đăng ký bảo hộ dưới hình thức chỉ dẫn địa lý Buôn Ma Thuột. Tuy nhiên, đăng ký theo hình thức này đòi hỏi phải đáp ứng những yêu cầu về chỉ dẫn địa lý khá phức tạp. Thậm chí, nước ta phải chứng minh được những điểm khác biệt về hương vị cà phê Buôn Ma Thuột so với các vùng khác trên thế giới.
Ít cà phê xuất khẩu mang nhãn hiệu Buôn Ma Thuột
Hiệp hội Cà phê Buôn Ma Thuột đã cấp chứng nhận cho 10 đơn vị được quyền sử dụng nhãn hiệu cà phê Buôn Ma Thuột khi xuất khẩu với diện tích hơn 11.000 ha, sản lượng trên 30.000 tấn/năm. Tuy nhiên, đến nay chỉ mới có Công ty TNHH MTV Xuất nhập khẩu 2-9 Đăk Lăk xuất được 1.200 tấn dưới nhãn mác là cà phê Buôn Ma Thuột.
Giá cà phê
Theo Cao Nguyên (Người lao động)
(Nguồn: http://giacaphe.com/37904/lo-mat-trang-thuong-hieu-ca-phe-buon-ma-thuot/)

6.07.2013

Cà rốt, trứng và hạt cà phê




Cô con gái hay than thở với cha sao bất hạnh này cứ vừa đi qua thì bất hạnh khác đã vội ập đến với mình, và cô không biết phải sống thế nào. Có những lúc quá mệt mỏi vì vật lộn với cuộc sống, cô đã muốn chối bỏ cuộc đời đầy trắc trở này.

Cha cô vốn là một đầu bếp. Một lần, nghe con gái than thở, ông dẫn cô xuống bếp. Ông bắc ba nồi nước lên lò và để lửa thật to. Khi ba nồi nước sôi, ông lần lượt cho cà rốt, trứng và hạt cà phê vào từng nồi riêng ra và đun lại để chúng tiếp tục sôi, không nói một lời.

Người con gái sốt ruột không biết cha cô đang định làm gì. Lòng cô đầy phiền muộn mà ông lại thản nhiên nấu. Nửa giờ sau người cha tắt bếp, lần lượt múc cà rốt, trứng và cà phê vào từng tô khác nhau.

Ông bảo con gái dùng thử cà rốt. "Mềm lắm cha ạ", cô gái đáp. Sau đó, ông lại bảo cô bóc trứng và nhấp thử cà phê. Cô gái cau mày vì cà phê đậm và đắng.

-Điều này nghĩa là gì vậy cha - cô gái hỏi.

- Ba loại thức uống này đều gặp phải một nghịch cảnh như nhau, đó là nước sôi 100 độ. Tuy nhiên mỗi thứ lại phản ứng thật khác.

Cà rốt khi chưa chế biến thì cứng và trông rắn chắc, nhưng sau khi luộc sôi, chúng trở nên rất mềm.

Còn trứng lúc chưa luộc rất dễ vỡ, chỉ có một lớp vỏ mỏng bên ngoài bảo vệ chất lỏng bên trong. Sau khi qua nước sôi, chất lỏng bên trong trở nên đặc và chắc hơn.

Hạt cà phê thì thật kỳ lạ. Sau khi sôi, nước của chúng trở nên rất đậm đà.

Người cha quay sang hỏi cô gái: Còn con? Con sẽ phản ứng như loại nào khi gặp phải nghịch cảnh.

Con sẽ như cà rốt, bề ngoài tưởng rất cứng cáp nhưng chỉ với một chút đau đớn, bất hạnh đã trở nên yếu đuối chẳng còn chút nghị lực?

Con sẽ là quả trứng, khởi đầu với trái tim mỏng manh và tinh thần dễ đổi thay. Nhưng sau một lần tan vỡ, ly hôn hay mất việc sẽ chín chắn và cứng cáp hơn.

Hay con sẽ giống hạt cà phê? Loại hạt này không thể có hương vị thơm ngon nhất nếu không sôi ở 100 độ. Khi nước nóng nhất thì cà phê mới ngon.

Cuộc đời này cũng vậy con ạ. Khi sự việc tưởng như tồi tệ nhất thì chính lúc ấy lại giúp con mạnh mẽ hơn cả. Con sẽ đối mặt với những thử thách của cuộc đời như thế nào? Cà rốt, trứng hay hạt cà phê?