Năm 2005, Luật Thương mại ra đời đã đặt nền móng đầu tiên về các quy định quản lý nhà nước đối với sở giao dịch hàng hóa. Tuy nhiên, cho đến nay, loại hình sàn giao dịch hàng hóa tại Việt Nam vẫn còn manh nha và “mới mẻ” đối với người dân và doanh nghiệp.
Sàn giao dịch nông sản: Vẫn chỉ “manh nha”
- Giao dịch “èo uột”
Hiện trên toàn thế giới đang có khoảng 50 sàn giao dịch hàng hóa. Tuy nhiên, các sàn giao dịch này chủ yếu tập trung ở khu vực châu Á với khoảng 30 sàn. Tại Việt Nam, đến thời điểm này, các cơ quan chức năng mới chỉ cấp phép cho 2 sàn giao dịch hàng hóa và 1 trung tâm giao dịch cà phê. Đó là Sở Giao dịch hàng hóa Việt Nam, Sở Giao dịch hàng hóa INFO và Trung tâm Giao dịch cà phê Buôn Mê Thuột. Cả hai sàn giao dịch và một trung tâm này đều là các mô hình thí điểm.
Tuy nhiên, ngay từ khi bắt đầu hoạt động đến nay, các sàn giao dịch hàng hóa vẫn vắng lặng người giao dịch và ngày càng thưa thớt.
Sở giao dịch hàng hóa Việt Nam (VNX) bắt đầu hoạt động từ ngày 1/4/2011 với 4 mặt hàng trên sàn giao dịch là cà phê (robusta), cà phê (arabica), cao su và thép cuộn cán nóng. Năm 2012, hoạt động giao dịch tại VNX đã bắt đầu có dấu hiệu trầm lắng.
Theo báo cáo của VNX, tổng khối lượng giao dịch hợp đồng rất thấp. Trong đó, phần lớn là giao dịch cà phê, cao su thì ít, riêng nhóm thép gần như chưa có giao dịch. Số lượng tài khoản mở tại các thành viên của VNX đến nay cũng chỉ hơn 2.000 tài khoản, tổng mức giao dịch các hợp đồng trong 6 tháng đầu năm 2012 chỉ đạt gần 849 tỷ đồng. Các chủ đầu tư chỉ là cá nhân và tham gia chủ yếu để tìm hiểu, thăm dò thị trường. Vào tháng 8/2012, VNX đã gặp sự cố rủi ro về hệ thống công nghệ thông tin nên VNX đang tạm dừng hoạt động và dự kiến hoạt động trở lại vào tháng 9/2013.
Trung tâm Giao dịch cà phê Buôn Mê Thuột (BCEC) cũng rơi vào trường hợp tương tự như VNX. Năm 2011, giao dịch cà phê robusta trên BCEC đạt 696,97 tỷ đồng thì đến năm 2012, giao dịch đã giảm đáng kể 173,14 tỷ đồng.
Tại hội thảo “Đánh giá thực trạng hoạt động mua bán hàng hóa qua Sở Giao dịch và đề xuất xây dựng luật giao dịch hàng hóa tương lai” ngày 7/8, bà Lê Việt Nga- Phó Vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước (Bộ Công Thương)- cho rằng, sở dĩ hoạt động giao dịch mua bán hàng hóa qua các Sở giao dịch hàng hóa trong nước vẫn còn ảm đảm là do thói quen tập quán kinh doanh vẫn thực hiện các giao dịch truyền thống như mua bán giao ngay. Người nông dân vẫn thích bán cho thương lái hơn là bán trực tiếp cho doanh nghiệp và ngược lại, doanh nghiệp cũng muốn mua sỉ qua thương lái hơn vì mua lẻ qua nông dân thì họ không đủ vốn và phương tiện để thực hiện giao dịch.
Bên cạnh đó, các Sở giao dịch hàng hóa trong nước còn phải cạnh tranh với các ngân hàng thương mại hoạt động môi giới hàng hóa qua các Sở Giao dịch hàng hóa nước ngoài.
Hiện trên toàn thế giới đang có khoảng 50 sàn giao dịch hàng hóa. Tuy nhiên, các sàn giao dịch này chủ yếu tập trung ở khu vực châu Á với khoảng 30 sàn. Tại Việt Nam, đến thời điểm này, các cơ quan chức năng mới chỉ cấp phép cho 2 sàn giao dịch hàng hóa và 1 trung tâm giao dịch cà phê. Đó là Sở Giao dịch hàng hóa Việt Nam, Sở Giao dịch hàng hóa INFO và Trung tâm Giao dịch cà phê Buôn Mê Thuột. Cả hai sàn giao dịch và một trung tâm này đều là các mô hình thí điểm.
Tuy nhiên, ngay từ khi bắt đầu hoạt động đến nay, các sàn giao dịch hàng hóa vẫn vắng lặng người giao dịch và ngày càng thưa thớt.
Sở giao dịch hàng hóa Việt Nam (VNX) bắt đầu hoạt động từ ngày 1/4/2011 với 4 mặt hàng trên sàn giao dịch là cà phê (robusta), cà phê (arabica), cao su và thép cuộn cán nóng. Năm 2012, hoạt động giao dịch tại VNX đã bắt đầu có dấu hiệu trầm lắng.
Theo báo cáo của VNX, tổng khối lượng giao dịch hợp đồng rất thấp. Trong đó, phần lớn là giao dịch cà phê, cao su thì ít, riêng nhóm thép gần như chưa có giao dịch. Số lượng tài khoản mở tại các thành viên của VNX đến nay cũng chỉ hơn 2.000 tài khoản, tổng mức giao dịch các hợp đồng trong 6 tháng đầu năm 2012 chỉ đạt gần 849 tỷ đồng. Các chủ đầu tư chỉ là cá nhân và tham gia chủ yếu để tìm hiểu, thăm dò thị trường. Vào tháng 8/2012, VNX đã gặp sự cố rủi ro về hệ thống công nghệ thông tin nên VNX đang tạm dừng hoạt động và dự kiến hoạt động trở lại vào tháng 9/2013.
Trung tâm Giao dịch cà phê Buôn Mê Thuột (BCEC) cũng rơi vào trường hợp tương tự như VNX. Năm 2011, giao dịch cà phê robusta trên BCEC đạt 696,97 tỷ đồng thì đến năm 2012, giao dịch đã giảm đáng kể 173,14 tỷ đồng.
Tại hội thảo “Đánh giá thực trạng hoạt động mua bán hàng hóa qua Sở Giao dịch và đề xuất xây dựng luật giao dịch hàng hóa tương lai” ngày 7/8, bà Lê Việt Nga- Phó Vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước (Bộ Công Thương)- cho rằng, sở dĩ hoạt động giao dịch mua bán hàng hóa qua các Sở giao dịch hàng hóa trong nước vẫn còn ảm đảm là do thói quen tập quán kinh doanh vẫn thực hiện các giao dịch truyền thống như mua bán giao ngay. Người nông dân vẫn thích bán cho thương lái hơn là bán trực tiếp cho doanh nghiệp và ngược lại, doanh nghiệp cũng muốn mua sỉ qua thương lái hơn vì mua lẻ qua nông dân thì họ không đủ vốn và phương tiện để thực hiện giao dịch.
Bên cạnh đó, các Sở giao dịch hàng hóa trong nước còn phải cạnh tranh với các ngân hàng thương mại hoạt động môi giới hàng hóa qua các Sở Giao dịch hàng hóa nước ngoài.
Danh mục bó hẹp
Hiện nay, Bộ Công Thương chỉ cấp phép giao dịch 3 mặt hàng là thép, cà phê và cao su. Chính sản phẩm hợp đồng giao dịch qua Sở Giao dịch hàng hóa chưa phong phú và đa dạng, khiến cho người bán, người mua và các nhà đầu tư chưa mặn mà tham gia.
Các nhà đầu tư tham gia giao dịch qua Sở giao dịch hàng hóa với mục đích bảo hiểm rủi ro và giao dịch hàng hóa thật còn rất hạn chế, chủ yếu với mục đích đầu cơ tài chính.
Ông Đoàn Hồng Quân- Phó Tổng giám đốc Sở Giao dịch hàng hóa INFO- mới được cấp phép vào tháng 4/2013 cho biết, vấn đề đăng ký kinh doanh cho Sở Giao dịch cũng gặp khó khăn. Bởi bên đăng ký kinh doanh chưa biết mô hình này như nào, họ nghĩ sàn giao dịch này giống sàn chứng khoán. Ngoài ra, phía Sở Giao dịch muốn đăng ký nhiều dịch vụ để hỗ trợ tốt nhất cho thị trường giao dịch nhưng chỉ cho phép giao dịch mặt hàng cà phê, cao su, sắt thép.
Về vấn đề này, bà Lê Việt Nga cho biết, Bộ Công Thương đang nghiên cứu các tiêu chuẩn của hàng hóa và các thông lệ điều khoản hợp đồng làm thế nào mở rộng nhiều mặt hàng mới để có thể giao dịch nhiều hơn trên Sở giao dịch hàng hóa. Qua quá trình nghiên cứu năng lực của các sở giao dịch hàng hóa trong nước, Bộ Công Thương sẽ mở rộng ra các nhóm hàng mới. Bên cạnh đó, bản thân các doanh nghiệp tham gia Sở giao dịch hàng hóa trong nước phải làm tốt về kho vận, kiểm định, xây dựng tiêu chuẩn, hợp đồng. Họ phải khẳng định năng lực đủ khả năng đứng ra giao dịch loại hàng hóa này. Trên cơ sở đó, Bộ Công Thương sẽ xem xét phê duyệt.
Dự kiến trong năm nay, Bộ Công Thương sẽ ban hành 2 thông tư mới. Thứ nhất là thông tư quy định về thương nhân giao dịch trên các Sở giao dịch hàng hóa nước ngoài phải đảm bảo điều kiện tiêu chuẩn như nào và các đơn vị làm môi giới trung gian phải chịu trách nhiệm đối với tiền các nhà đầu tư tham gia giao dịch ra nước ngoài. Thứ hai là triển khai nghị định 52 về thương mại điện tử, trong đó sẽ có thông tư quy định về các quy chuẩn đối với các Sở giao dịch hàng hóa nhằm đảm bảo rủi ro về mặt thương mại điện tử, không để lệnh bị sai lệch, sập sàn ảnh hưởng đến quyền lợi của các nhà đầu tư- bà Nga cho biết thêm.
Nguồn tin: Dân Việt
0 nhận xét:
Đăng nhận xét