9.11.2013

Văn hóa cà phê Nhật Bản

Một vị khách nước ngoài có thể sẽ rất ngạc nhiên khi biết rằng Nhật Bản là một trong những nước sử dụng café nhiều nhất thế giới. Và khi dạo qua những con đường của Tokyo trong vòng vài phút bạn sẽ nhanh chóng thấy nhiều điều thú vị hơn nữa.
Văn hóa cà phê Nhật Bản
Những cửa hàng café nối đuôi nhau dài bất tận. Từ những cái tên nổi tiếng trong ngành được quảng cáo bằng cách treo ở các trạm xe bus, xe điện, cho tới những thương hiệu mang cái tên đậm chất Nhật được những người lao động nghèo mang theo và đựng trong những bình lọc cũ.
Bạn có thể còn thấy hình bóng café ở những bảng hiệu được treo ở những tòa cao ốc hay ở những vỏ lon, vỏ chai bên vệ đường. Các máy bán café thì có mặt khắp nơi với những loại café pha sẵn . Và việc cất café trong nhà thì có ở khắp cả nước.
Các sản phẩm của những nhà cung cấp café đã có mặt ở mọi vùng, mọi miền của Nhật Bản. Có lẽ điều ngạc nhiên đầu tiên chính là việc buôn bán thức uống có vị đắng này phát triển nhanh hơn nhiều thức uống truyền thống mà người Nhật vẫn thường uống khi rảnh rỗi, Trà xanh.
Văn hóa cà phê Nhật Bản
Mặc dù phổ biến nhưng cafe lại có liên quan tới những người nước ngoài đến và làm việc tại Nhật. Giống như nhiều mặt hàng ngoại nhập khác. Café đến Nhật hàng trăm năm trước, nhưng thị trường café chỉ thực sự nở rộ và gây tiếng vang từ đầu những năm 1970,với sự ra đời của một trong số những chuỗi bán lẻ đầu tiên của người Nhật, Doutor.
Cùng thời gian ấy, nhiều nước Châu Âu và thế giới Ả Rập đã có nền văn hóa café chính thức từ trăm năm trước. Chúng ta đều biết, sự ra đời của café chứa nhiều chi tiết huyền bí và ly kì, có nhiều câu truyện khác nhau kể về việc tìm ra café. Nhưng có điều chắc chắn rằng, café có nguồn gốc từ Ethiopia. Sau đó lan sang những nước Ả Rập, và Châu Âu nhờ con đường thương mại.
Như đã nói ở trên café có quan hệ với những người nước ngoài và nền văn hóa café của Nhật còn rất non nớt. Do đó, thật khó khăn để so sánh chính xác nền văn hóa café của Nhật với những đất nước có truyền thống lâu đời như Thổ Nhĩ Kỳ, Yemen,Ý…
Khi café được phổ biến ở Nhật đó cũng là lúc mà nền kinh tế của nhật có những bước phát triển thần kì. Cũng không ngạc nhiên gì khi các cửa hàng bán café của Nhật thường phục vụ tầng lớp doanh nhân trong những buổi trò truyện trong phòng họp của họ.
Điều bạn khó có thể tìm thấy ở những cửa hàng bán café đó là mọi người cùng bàn tán về những câu chuyện thời sự nóng hổi, hay về tôn giáo, chính trị và những ý tưởng sáng tạo, hay việc mọi người vừa uống café vừa đánh cờ, chơi domino. Điều ấy là hết sức bình thường ở các quán café Phương Tây và Ả Rập dĩ nhiên là cũng ở cả Việt Nam. Những quán cafe ở những nước này được trang bị bàn ghế đàng hoàng để tạo thuận lợi cho những buổi nói chuyện thân mật và tán gẫu từ hàng trăm năm nay.
Không khí khá im lặng của những cửa hàng café Nhật có thể còn biểu hiện cho một sự khác biệt nữa trong văn hóa cafe của họ đó là sự nhanh chóng, mau lẹ trong việc vào và ra khỏi quán.
Văn hóa cà phê Nhật Bản
Như nhà xuất bản tạp chí nổi tiếng của Nhật Leo Lewis viết, “năm 1972, Nhật Bản đã ở giai đoạn chín muồi của một nền nền kinh tế bùng nổ và Toriba (CEO của Doutor) đã có tầm nhìn về nhu cầu mà lực lượng lao động của đất nước mong muốn vào mỗi buổi sáng. Trong một khoảng khắc, ông đã hình dung hàng ngàn người công nhân ồ ạt ra khỏi nhà, bản thân họ không có thời gian để ăn một bữa ăn sáng đúng nghĩa.
Sau một chuyến đi dài bằng xe bus (ở Nhật phương tiện đi lại công cộng như xe bus, xe điện rất phổ biến và hiện đại), ông đã nghĩ, những người công nhân này muốn những tách café đã pha sẵn, tiện lợi và thức ăn nhanh để họ có thể lót dạ cho tới giờ ăn trưa”. Nếu họ có thời gian để ngồi, đó sẽ là khoảng thời gian để họ ăn vội vã bữa sáng của họ. Và kế hoạch của ông là tạo ra những cửa hàng có thể kiểm soát một cách nhanh chóng số lượng lớn khách hàng khi họ vào ra liên tục. Một số cửa hàng còn có thể đáp ứng đúng ngay yêu cầu của khách hàng ngay khi họ còn đang đứng ở cửa.
“Khi nó được thực hiện”, Lewis kết thúc, “Toriba đã tiên đoán đúng điều đã xảy ra.”
Các tiệm café kiểu “chớp nhoáng” của Doutor tồn tại bền vững ở Nhật cho tới khi người khổng lồ Starbucks nhảy vào. Starbucks đã tiên phong trong việc mang phong cách café “chậm rãi” của người Mỹ vào đất nước mặt trời mọc này.
Nhưng, Lewis nhấn mạnh, Doutor vẫn là hệ thống phổ biến ở khăp mọi miền của nhật bản, số lượng các quán café theo mô hình Doutor nhiều hơn hẳn Starbucks, Và những dây chuyền kiểu mỹ sẽ chằng bao giờ có thể hất cẳng hoàn toàn thói quen chung của người Nhật về việc uống café.
Văn hóa cà phê Nhật Bản
Những thói quen phản ánh sự ảnh hưởng của Starbucks lên những doanh nhân Nhật chủ yếu là về hương vị trong cách uống café. Café không gây nghiện (không có cafein) được đánh giá cao, chất phụ gia được cho thêm, và xa hơn thì Starbucks cung cấp được nhiều loại café khác nhau.
Ở Mỹ, Starbucks cố gắng để cung cấp cái gọi là “không gian thứ 3”. Đó là một nơi để nghỉ ngơi và củng cố các mối quan hệ xã hội. Những vị khách của quán sẽ trở lại hằng ngày để thưởng thức café cũng như tán gẫu với bạn bè. “Không gian thứ 3” là nơi mọi người sẽ đến, sau gia đình và công việc. Để tạo thuật lợi cho môi trường này, Những nhân viên café của Starbucks được khuyến khích là sẽ tạo ra sự thuận tiện cho khách trong buổi trò chuyện, Nhớ những thức uống ưa thích của khách, Nhớ và gọi những vị khách bằng tên của họ.
Những nhân viên của Starbucks ở Nhật thì lại khá im lặng, Mặc dù họ vui vẻ và thân thiện, Nhưng họ không dễ dàng gọi bạn bằng tên và sẽ rất khó khăn để họ hỏi về gia đình của bạn.
Giống như nhiều thứ khác ở nhật, văn hóa café ở đây thay đổi nhanh chóng, khi những doanh nhân được gợi ý về việc hâm nóng café và pha trộn nhiều loại café, những yếu tố này cũng được chấp nhận và hòa hợp với văn hóa nhận bản. Những quán café mở cửa hằng ngày và vào cuối tuần để bạn bè gặp gỡ nhau bắt đầu trở nên phổ biến.
Nhưng hình dung về cảnh tượng bạn và bạn bè hớp từng ngụm café nóng, nhâm nhi một mẩu sandwich, ngồi giữa một đám đông đang đánh cờ và bàn về năng lượng nguyên tử.
Tôi đoán, ngày đó không thể trong một sớm một chiều.
(Theo Gu Cafe)

0 nhận xét:

Đăng nhận xét